Đây là điều kiện liên quan đến việc ban hành và quản lý Nhà nước đối với BHXH. Vai trò của Nhà nước về BHXH là hành lang pháp lý, chính sách, pháp luật BHXH, là người bảo hộ cho quỹ BHXH, giúp cho hệ thống BHXH quốc gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và phục vụ tốt hơn cho
người lao động. Các nội dung BHXH không những được quy định trong Luật BHXH, mà cần phải được thể chế hoá trong các ngành luật, đồng thời phải xã hội hố cơng tác BHXH trong tất cả các ngành, các lĩnh vực.
Việc thể chế hố chính sách và pháp luật về BHXH phải phù hợp với từng loại hình, đối tượng tham gia BHXH. Nội dung của các chế độ BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đối tượng tham gia BHXH. Cơ chế quản lý BHXH phải rõ ràng phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH, có như vậy mới thu hút được đông đảo người lao động tham gia và thực hiện BHXH.
Nhà nước với vai trò bảo trợ của mình đối với quỹ BHXH trong những tình huống đặc biệt và phải tránh các khuynh hướng cực đoan hoặc can thiệp trực tiếp vượt thẩm quyền hoặc buông lỏng quyền lực của mình đối với hoạt động của cơ quan BHXH.
Nhà nước phải có cơ chế định hướng đầu tư đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ. Hoạt động đầu tư từ quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Vấn đề bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH là nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, Nhà nước phải có chính sách, các hình thức đầu tư sao cho phù hợp đạt kết quả cao nhất và an toàn của quỹ BHXH.