Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)

Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Theo quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế, Ninh Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nhưng tỉnh chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn. Chính nhờ vị trí đặc biệt về giao thơng, địa hình và lịch sử văn hố, Ninh Bình có tiềm năng du lịch phong phú vượt trội so với

các tỉnh phía Bắc khác. Thế mạnh kinh tế nổi bật của tỉnh Ninh Bình là các ngành cơng nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.

Trong những năm gần đây, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2009 xếp 23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34% [32].

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển (1995-2010), tập thể cán bộ, công chức ngành BHXH Ninh Bình đã nỗ lực hồn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống người lao động. Từ thực tiễn hoạt động của ngành BHXH tỉnh Ninh Bình có một số kinh nghiệm:

1) Không ngừng phát triển cả về tổ chức, cán bộ và chất lượng phục vụ. Sau 15 năm (1995 -2010) hoạt động BHXH tỉnh Ninh Bình khơng ngừng

phát triển cả về tổ chức cán bộ và chất lượng phục vụ. Từ chỗ chỉ có năm phịng nghiệp vụ và tám đơn vị BHXH cấp huyện, thị, với 80 cán bộ, viên chức, trong đó trình độ đại học chỉ chiếm 17,5%, trung cấp 76,3%, sơ cấp 6,2%. Ðến nay, BHXH tỉnh mở rộng thành chín phịng nghiệp vụ và hệ thống BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố, đưa số cán bộ, công nhân viên chức trong ngành lên 175 người, trong đó trình độ đại học chiếm 70%. Ðặc biệt, BHXH tỉnh Ninh Bình thường xuyên đổi mới lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh, thuận tiện cho người nằm trong đối tượng chăm sóc của BHXH [32].

2) Đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chế độ chính sách BHXH.

đồn thể trong tỉnh, BHXH Ninh Bình đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chế độ chính sách BHXH, trong suốt thời gian qua, nhất là những điểm mới của Luật BHXH, Luật BHYT đến đông đảo người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng như: Mở chuyên mục định kỳ trên Báo Ninh Bình, Bản tin thông báo nội bộ (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ) để chuyển tải kịp thời những quy định mới về chính sách BHXH, BHYT. Nên mức thu BHXH tỉnh tăng nhanh số lượng đơn vị và người tham gia BHXH, năm 2009 đạt doanh thu trên 1.303 tỷ đồng. Năm 1995, BHXH Ninh Bình mới quản lý 195 đơn vị, với 26.807 người lao động, đạt mức thu 5,734 tỷ đồng, đến năm 2009 đã vận động được 1.448 đơn vị, với 51.304 người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc thu được 224 tỷ đồng. Số người tham gia BHYT tự nguyện ngày càng đông, với 100% số trường tham gia BHYT học sinh, đạt tỷ lệ 95% tổng số học sinh trong diện phải tham gia, đưa Ninh Bình trở thành điểm sáng của cả nước về BHYT học sinh [32].

3) Ngành BHXH Ninh Bình phát triển theo xu hướng tồn diện rộng và

đi vào chiều sâu. Nét nổi bật của kinh nghiệm ngành BHXH Ninh Bình trong

thời gian qua là vừa phát triển theo xu hướng toàn diện, vừa đi vào chiều sâu, vận động nhiều lực lượng tham gia chăm lo đời sống người lao động, người thất nghiệp, người hưởng trợ cấp do sức khoẻ yếu, v.v. để ổn định đời sống. Người lao động được chăm sóc khi đau ốm, mất sức lao động tham gia BHXH ngày càng đơng. Giải quyết chế độ chính sách, chi trả tiền lương hưu, trợ cấp cho những người tham gia BHXH cũng như khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

4) Chi trả tiền lương hưu và trợ cấp BHXH bảo đảm đúng chế độ chính

sách. Cùng với việc phát triển, quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT

cũng được bảo đảm đúng chế độ chính sách, góp phần ổn định cuộc sống cho họ khi suy giảm khả năng lao động hay ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Từ năm 1995 đến nay, chi trả tiền lương hưu và trợ cấp BHXH đạt

gần 5.000 tỷ đồng. Hiện nay, hàng tháng BHXH chi trả gần 90 tỷ đồng cho hơn 51 nghìn người lao động được hưởng.

5) Giải quyết tốt chính sách đối với người tham gia BHYT. Từ năm 2003, việc khám, chữa bệnh theo BHYT trên địa bàn tỉnh cơ bản được nâng cao, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, quyền lợi của người tham gia BHYT được bảo đảm và thuận lợi hơn. Ðến nay, BHXH tỉnh đã đón tiếp và thanh tốn chi phí khám, chữa bệnh theo thẻ BHYT với số tiền hơn 360 tỷ đồng cho gần 8 triệu lượt người ở địa phương, riêng năm 2009 chi 145 tỷ đồng, tăng gần 13 lần so với năm 2003 và 1,5 lần so với kế hoạch năm 2009. Hàng nghìn người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính có chi phí khám, chữa bệnh đến hàng chục triệu đồng đã được BHXH tỉnh chi trả kịp thời [32].

6) Phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và

sở, ban, ngành đồn thể cũng như đơn vị sử dụng lao động để phát triển BHXH. Những kết quả mà ngành BHXH tỉnh Ninh Bình đạt được trong 15

năm qua là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sở, ban, ngành đoàn thể cũng như đơn vị sử dụng lao động. Ðội ngũ cán bộ CNVC trong toàn hệ thống BHXH khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm nâng cao các chất lượng phục vụ chăm sóc những người tham gia BHYT, phục vụ với nhiệt tình, trách nhiệm, tạo nên sức mạnh tổng hợp để BHXH thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần cùng Ðảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương.

7) Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngành BHXH tỉnh Ninh Bình ln đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng. Cùng với việc thành lập phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ theo cơ chế "Một cửa", BHXH tỉnh còn đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã mang lại hiệu quả đáng kể trong giải quyết công việc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của tổ chức, công dân, tiết kiệm thời gian

chờ đợi, đi lại của đối tượng... tạo được niềm tin đối với tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh.

8) Vận động CBCNV tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo. Song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chun mơn, ngành BHXH Ninh Bình đã vận động CBCNV qun góp hàng trăm triệu đồng cho các hoạt động từ thiện nhân đạo trên địa bàn. Đặc biệt năm 2004, ngành đã qun góp xây dựng 1 ngơi nhà tình nghĩa, trị giá trên 20 triệu đồng cho 1 gia đình thương binh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời tổ chức tốt việc thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có cơng với cách mạng nhân các ngày lễ, tết hàng năm.

9) Không ngừng trau dồi, nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề

nghiệp cho CBCNVC. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,

BHXH tỉnh xác định cần phải không ngừng trau dồi, nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các khâu nghiệp vụ; chuyển đổi phong cách làm việc hành chính sang tác phong phục vụ vì quyền lợi của các đối tượng tham gia hưởng thụ chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn [32].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w