Thực hiện tốt chế độ, chính sách chi trả quỹ bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 106 - 111)

1. BHXH bắt buộc

3.2.5. Thực hiện tốt chế độ, chính sách chi trả quỹ bảo hiểm xã hộ

Nhiệm vụ chi trả trợ cấp các chế độ BHXH mang một nội dung kinh tế, chính trị - xã hội góp phần đảm bảo an tồn xã hội, xây dựng lòng tin trong xã hội, đối với sự nghiệp phát triển lâu dài của ngành BHXH. Nhận thức được điều đó, BHXH tỉnh Hồ Bình ln đặt ra nhiệm vụ chi trả trợ

cấp BHXH phải được thực hiện kịp thời, đầy đủ đúng đối tượng mà khơng thu bất kỳ lệ phí nào. Hàng tháng BHXH huyện, Thành phố cùng với các đại lý chi trả với một lượng tiền lớn song đã đảm bảo an tồn tuyệt đối, gây được lịng tin đối với người tham gia và hưởng BHXH.

Hiện nay công tác chi trả BHXH cịn rất nhiều bất cập. Ở tỉnh Hồ Bình cơng tác này chưa được thường xuyên, chặt chẽ; hiện tượng ký thay nhận hộ khơng có giấy uỷ quyền vẫn còn xảy ra, việc chi trả BHXH còn chậm trễ, thủ tục còn rườm rà, gây mất lòng tin cho người lao động tham gia và ảnh hưởng chính sách BHXH. Do đó, để cơng tác chi trả BHXH được diễn ra nhanh chóng, kịp thời cần phải thực hiện các biện pháp đồng bộ phù hợp với khả năng và tình hình thực tiễn của các bên (đơn vị và cơ quan BHXH ) như:

+ Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH và các cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết và chi trả kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghĩ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ và khám, chữa bệnh cho đối tượng hưởng;

+ Tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Các đơn vị trong toàn ngành BHXH cần phối hợp tốt với ngành Ngân hàng và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương để có biện pháp phịng chống lưu hành tiền giả; vận chuyển, bảo quản tiền mặt và tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH sinh sống trên địa bàn tỉnh Hồ bình đảm bảo an tồn.

+ Hiện nay cách thức tổ chức chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản) của cơ quan BHXH còn nhiều điểm bất hợp lý như cơ quan BHXH đã coi đơn vị sử dụng lao động như một bộ phận nghiệp vụ của mình, yêu cầu đơn vị làm quá nhiều hồ sơ, bảng biểu phục vụ cho việc thanh toán. Điều này làm cho các đơn vị thuộc khu vực kinh tế, nhất là khu vực ngoài quốc doanh hết sức khó khăn vì họ sử dụng nhân sự rất hạn chế. Khoản trợ cấp này đến tay người lao động rất chậm trễ, sớm nhất cũng vào đầu quý sau

vì phải đến lúc đó, cơ quan BHXH mới có đủ điều kiện để duyệt chi. Vì vậy, cần phải cải tiến thủ tục và hồ sơ chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn theo hướng: Cho phép các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạm thời chi ứng trước cho người lao động (theo đúng chế độ) bằng nguồn thu BHXH trong tháng. Khi được cơ quan BHXH duyệt chi chính thức thì nộp bổ sung thẳng vào tài khoản thu của cơ quan BHXH. Có thể làm như vậy vì số chi này rất nhỏ so với số thu (khoảng 1% quỹ lương); đến cuối quý khi duyệt chi là có thể thu hồi ngay, cơ quan BHXH khơng cần phải theo dõi tạm ứng như khi cấp tiền ứng trực tiếp; Chỉ yêu cầu doanh nghiệp lập bảng kê và tập hợp giúp (từ ốm đau, thai sản, chuyển cho cơ quan BHXH tính tốn, lập bảng danh sách nhờ các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chi trả; Thanh tốn chi 2 chế độ theo q, vì đến cuối mỗi quý cơ quan BHXH mới có đủ căn cứ để duyệt chi (bảng đối chiếu thu hàng tháng). Mặt khác, thanh toán theo quý giúp giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ở doanh nghiệp và cơ quan BHXH so với thanh tốn theo tháng; Tồn bộ chứng từ chi trả phải được lưu trữ tại cơ quan BHXH chứ không để ở các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như hiện nay vì các đơn này sẽ khơng bao giờ chú ý lưu giữ không tài liệu này.

Thực hiện tốt công tác chi trả BHXH sẽ giúp người lao động yên tâm tham gia BHXH, khơi dậy lịng tin u vào chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng. BHXH góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong các trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro và các khó khăn khác; là một loại hình phục vụ, theo nguyên tắc “số đơng bù số ít”. Mặt khác BHXH cũng là một chính sách tài chính nhằm huy động sự đóng góp của người lao động đang làm việc để hình thành một quĩ tài chính độc lập, tập trung được bảo tồn và tăng trưởng để thực hiện các chính sách cho người lao động.

Chính sách BHXH là một chính sách khơng thể thiếu trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia. Nó có phạm vị tác động rộng, liên quan nhiều chính sách khác như: chính sách lao động, việc làm, tiền lương. Để chính sách BHXH được áp dụng đến mọi người lao động, tạo thành mạng lưới bảo vệ vững chắc đời sống của người tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và để khắc phục những hạn chế của chính sách BHXH cũ, chúng ta phải xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, phù hợp với xu thế tổ chức BHXH của các nước trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, luận văn đã được kết cấu logic theo ba phần:

Phần thứ nhất, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách BHXH,

trong đó bản chất, vai trị, nội dung của chính sách BHXH; phân tích ba nhân tố quan trọng chi phối đến việc thực hiện BHXH; nêu kinh nghiệm thực hiện tốt chính sách BHXH ở một số tỉnh có điều kiên tương đồng điều kiện tưn nhiên, kinh tế, xã hội với Hồ Bình. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dung vào hồn cảnh Hồ Bình.

Phần thứ hai, đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách BHXH ở

Hồ Bình từ thực trạng tự nhiên, kinh tế-xã hội, pháp chế và tổ chức chi phối

đến việc thực hiện chính sách BHXH ở tỉnh Hồ Bình đến việc đánh giá thực hiện các nội dung cơ bản của Luật Bảo hiển xã hội ở tỉnh Hồ Bình từ 2005 đến 2010. Đặc biệt, luận văn đã phân tích những tồn tại về thực hiện chính

sách BHXH bắt buộc; thực hiện chính sách BHXH tự nguyện; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách thu chi quỹ bảo hiểm xã hội, nhất là mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời luận văn phân tích ngun nhân của những tồn tại đó để đưa ra các giải pháp khắc phục ở phần ba.

Phần thứ ba, luận văn phân tích phương hướng và giải pháp thực hiện

chính sách bảo hiển xã hội ở tỉnh Hồ Bình giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Trước khi phân tich hương hướng thực hiện chính sách BHXH ở Hồ Bình, luận văn đã phân tích phương hướng phát triển kinh tế, xã hội ở Hồ Bình từ 2011 đến 2015 của Đảng và chính quyền Hồ Bình, nhất là phương hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp, dự báo số người lao động tham gia các khối loại hình quản lý BHXH. Luận văn đưa ra phương hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nhất là cho người lao động ngoài quốc doanh và BHXH nhân dân, phương hướng thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, phương hướng thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, phương hướng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phương hướng thực hiện chế độ, chính sách thu chi quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào tồn tại và nguyên nhân và điều kiện cụ thể ở Hồ Bình từ 2011 đến 2015, luận văn đưa ra 5 giải pháp cơ bản sau: cần nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền pháp luật, chính sách BHXH, nâng cao hơn năng lực hoạt động của ngành BHXH, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan BHXH các cấp, mở rộng và nâng cao chất lượng quản lý đối tượng tham gia BHXH, trong tâm mở rộng đối tượng DNNQD và BHXH nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chế độ, chính sách thu chi quỹ bảo hiểm xã hội. Những giải pháp này được vận dụng vào thực tiễn sẽ có thể góp phần vào việc thực hiện chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ở Hồ Bình. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, trình độ nhận thức của bản thân, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đống góp quý báu từ các thầy cô, các bạn động nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w