Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo hiể mở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)

Hà Nội là thủ đơ và là thành phố có diện tích lớn nhất và đơng dân thứ hai của Việt Nam. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành trung tâm chính trị và tơn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định rời đô, xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi bn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn, sau đó nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đơ được chuyển về Huế và Thăng Long, năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng bắt đầu mang tên Hà Nội,. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện. Cùng với Thành

phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước. Năm 2009, GDP của Hà Nội tăng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng [31].

Đầu năm 1990, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố được nhà nước chọn tổ chức thực hiện thí điểm mơ hình BHXH mới để chuẩn bị cho sự ra đời Điều lệ BHXH. Cơng ty BHXH ngồi quốc doanh được thành lập trực thuộc Sở Lao động & Thương binh và Xã hội Hà Nội theo quyết định 79/QĐ- UB ngày 9/1/1990.

BHXH thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã có những nỗ lực đặc biệt trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Hiệu quả BHXH Hà Nội đạt được là điển hình cần nhân rộng để phổ biến trên toàn quốc. Xuất phát từ nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác BHXH, cơ quan BHXH Hà Nội thực hiện tốt chính sách BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Do đó, bên cạnh sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH Hà Nội cũng dành được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền thành phố và sự phối hợp, tạo điều kiện của các ban ngành có liên quan. Cùng với những thuận lợi đó, cộng thêm sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH từ thành phố tới các quận, huyện, nên những năm qua cơ quan BHXH Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể và rút ra những bài học kinh nghiệm tốt trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, cụ thể:

Trước hết phải thực hiện tốt chính sách BHXH của Nhà nước. BHXH

Hà Nội phối hợp với các cấp, ngành tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau nội dung chính sách BHXH tới các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Kết quả là, số đơn vị tham gia BHXH tăng từ 6.962 đơn vị (năm 2006) lên 8.123 đơn vị (năm 2009) với số thu tăng từ 1.129 tỉ đồng (2006) lên 1.335 tỉ đồng (2009), đạt tỉ lệ 118,2%; số nợ đọng BHXH giảm từ 45,8 tỉ (năm 2006) xuống còn 41,3 tỷ trong năm 2009 [31].

Về chính sách BHYT. Dù mới tiếp nhận nhiệm vụ quản lý BHYT từ năm 2003, nhưng cơ quan BHXH Hà Nội đã chủ động rà soát các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn để kịp thời ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Kết quả là, nội dung và các thủ tục ký hợp đồng khám chữa bệnh với các bệnh viện đúng quy định tại Thông tư số 17/1998/TT-BYT, ngày 19/12/1998 của Bộ Y tế và Quyết định số 1176/QĐ-BHXH ngày 23/9/2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Việc xác định mức trần thanh toán căn cứ vào Quyết định số 2756 của Bộ Y tế cùng Công văn hướng dẫn số 4405 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Hai là, phối hợp có hiệu quả với ngành, các cấp thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu nộp BHXH. Cơ quan BHXH Hà Nội chủ

động và sáng tạo trong mọi hoạt động, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả với ngành Lao động & Thương binh và Xă hội, Liên đoàn Lao động thành phố trong việc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu nộp BHXH. BHXH Hà Nội đã rất chặt chẽ trong quản lý tiền thu, hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ, rõ ràng; việc chuyển tiền thu về tài khoản của BHXH Việt Nam kịp thời, đúng theo quy định tại văn bản số 722/QĐ-BHXH-BT, ngày 26/5/2003 của BHXH Việt Nam. Cùng với nỗ lực trong công tác thu, công tác chi trả đối với người tham gia BHXH cũng rất rõ ràng. Tại nhiều bệnh viện, BHXH Hà Nội đã bố trí thường trực các giám định viên, nên việc kiểm soát, đối chiếu phiếu thanh toán khám chữa bệnh với người bệnh được thực hiện thường xuyên theo quy định khám chữa bệnh theo hợp đồng. BHXH Hà Nội xem xét giải quyết kinh phí vượt trần, vượt quỹ được thực hiện kịp thời vào thời gian quyết toán năm của bệnh viện, bảo đảm cân đối quỹ khám chữa bệnh của cơ quan BHXH. Việc cấp sổ BHXH trên địa bàn Hà Nội cơ bản thực hiện tốt các quy định đã được ban hành. Việc thẩm định, ghi chép sổ BHXH được thực hiện chặt chẽ, chính xác. Đặc biệt, tất cả các sổ BHXH đã cấp đều là sổ hồn chỉnh, khơng bỏ cách thời gian công tác trước năm 1995. Với công tác xét duyệt hồ sơ,

quản lý đối tượng và chi trả chế độ, BHXH Hà Nội đã chỉ đạo sát sao, ln có sự phối hợp tốt giữa các phịng, ban liên quan; do đó đại đa số các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXH đã được giải quyết chế độ kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, BHXH thành phố Hà Nội đã làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong việc sử dụng và thanh quyết tốn kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tại các đơn vị được trích chuyển kinh phí này, nguồn tiền được sử dụng đúng mục đích trong việc mua thuốc chữa bệnh thông thường, sắm vật tư dùng trong cơ quan y tế và khám sức khoẻ cho người tham gia BHYT; các chế độ thanh quyết toán đầy đủ theo đúng quy định tại Quyết định số 1176 của BHXH Việt Nam.

Ba là, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tập trung phục vụ đối tượng có hiệu quả. Điều này được thể hiện khá rõ trong quá trình thực hiện

chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn Thủ đơ. Có thể thấy, bên cạnh việc mở đầy đủ các loại sổ sách theo dõi hoạt động thu - chi và nguồn quỹ, Hà Nội cũng đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thơng tin, đảm bảo chính xác hơn trong quản lý đối tượng. Việc giải quyết chế độ BHXH được tập trung vào một đầu mối, một cửa theo quy trình khép kín, tránh được đi lại nhiều, qua nhiều khâu. Thường xuyên, kiểm tra giám sát các hoạt động và kịp thời xử lý các thiếu sót khuyết điểm, giải quyết có hiệu quả đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân [31].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w