(đơn vị : triệu bao, 60kg/bao)
MÙA VỤ SẢN XUẤT TIÊU THỤ 2012/2013 144.949 143.130 2013/2014 146.580 145.521 2014/2015 142.508 147.648 2015/2016 144.752 148.267
Nguồn: ICO.org
Nhìn vào bảng trên, ta thấy lượng sản xuất theo các mùa vụ ổn định từ mùa vụ năm 2012 đến năm 2013. Nhưng đến đầu mùa vụ năm 2014 và đến hết năm 2015 sản lượng mà các quốc gia sản xuất ra theo như trên bảng chứng tỏ cầu đã vượt cung. Tuy vào mùa vụ đầu năm 2013 thì giữ mức ổn định. Điều này nói lên sự thiếu hụt sản lượng cà phê ảnh hưởng đến giá cả, giá sẽ tăng cao do nhu cầu thế giới đang cao và cung lại thấp, nhưng sự thật thì lại ngược lại và ảnh hưởng của nhiều yếu tố làm cho giá cà phê
17
giảm thê thảm trong mùa vụ 2014/2015, người trồng cà phê lo lắng, thị trường cà phê biến động lớn.
1.7. Tồn kho:
Lượng tồn kho thực tế trên thế giới hiện nay vẫn là một con số không chắc chắn mà chỉ dựa vào ước đoán (tuy hiệp hội cà phê thế giới có báo cáo về dự báo về tồn kho của thế giới nhưng đó cũng chỉ là dự báo). Theo ước tính của ICO lượng tồn kho được thống kê vào cuối năm 2014 là khoảng 22 triệu bao, sản lượng tồn kho đang giảm theo từng năm kể từ năm 2013, theo bộ nông nghiệp Mỹ (USDA – US Department of Agriculture) thì lượng tồn kho ước tính năm 2015 cịn khoảng chưa tới 15 triệu bao.
1.8. Xuất khẩu:
Brazil là nước truyền thống đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới. Việt Nam vẫn giữ mức thứ 2 trên Colombia và Indonesia kể từ khi đạt được vị trí này thay thế Colombia năm 2000. Dưới đây là số liệu về 10 nước xếp hàng đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới có lượng xuất khẩu trên 2 triệu bao (60kg/bao) trong 12 tháng từ tháng 12/2014 đến hết tháng 11/2015. Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới năm 2015 đạt 98.951 triệu bao (tương đương 5.937 triệu tấn). Trong đó riêng sản lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30%.
Bảng 1. 2: 10 NƯỚC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÀNG ĐẦU (2014/2015) (đơn vị: triệu bao, 60kg/bao)
TÊN NƯỚC LƯỢNG XUẤT KHẨU
1. Brazil 36.867 2. Việt Nam 21.294 3. Colombia 12.281 4. Indonesia 6.646 5. Ấn Độ 5.115 6. Honduras 5.020 7. Uganda 3.455 8. Guatemala 2.943 9. Ethiopia 2.872 10. Mexico 2.458
18
Nguồn: ICO
1.9. Khái quát về các loại cà phê xuất khẩu tại Việt Nam
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loàicây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, khơng phải lồi nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai lồi cà phê có ý nghĩa kinh tế. Lồi thứ nhất có tên thơng thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra cịn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng khơng đáng kể.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu chủ yếu 2 loại cà phê nhân là Robusta và Arabica
1.9.1. Cà phê Robusta :(hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô ) 1.9.1.1. Khái quát về cà phê Robusta 1.9.1.1. Khái quát về cà phê Robusta
Cà phê Robusta có tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao trên 500m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. Giống cà phê Robusta được trồng chủ yếu có xuất xứ từ Ethiopia, đã được đưa về trồng ở Ả rập nên thường gọi là giống cà phê Môk-ka. (Môk-ka là tên một thành phố cảng sầm uất của thế giới Ả rập giao thương với bên ngồi trước khi có kênh đào Suez). Ở Việt Nam lấy giống lại từ quần đảo Java của Indonesia.
Cây cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Dể trồng và chăm sóc, có sức đề kháng sâu bệnh cao. Cà phê Robusta ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê Robusta cần nhiều ánh sáng mặt trời. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch
19
sau 2-3 năm. Cây cho quả trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Quả cà phê có hình trịn, hạt cà phê hình bàn cầu trịn và thường là 2 hạt trong 1 trái.
Cà phê Robusta có mùi vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, khơng chua. Cà phê Robusta thường được dùng như những loại cà phê có giá tương đối và tỉ lệ cafeine địi hỏi cao, Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2-4%. Hàm lượng cafein này đã tạo nên một loại cà phê Robusta đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị khơng tinh khiết bằng cà phê Arabica, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê Robusta thường chỉ bằng một nửa so với cà phê Arabica
Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê Robusta. Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê Robusta.
1.9.1.2. Các loại cà phê Robusta xuất khẩu
Cà phê Robusta được xuất khẩu chủ yếu là các loại cà phê theo tiêu chuẩn. Ngồi ra, do có sự đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại và áp dụng cơng nghệ mới vào chế biến sản phẩm nên các nhóm hàng chất lượng cao, hàng được cấp chứng chỉ và hàng theo tiêu chuẩn của Nestle cũng được các doanh nghiệp chào bán ra thị trường thế giới.