Nhóm chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 63 - 65)

3.3 Một số chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động

3.3.1 Nhóm chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh: chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động. Kết quả cụ thể đã nêu trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015:

"Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng từ 79,42% năm 2010 lên 82,5% năm 2015. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm từ 48,4% xuống 45%. Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 28,94%/năm. Năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm. Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn. Trong 9 tháng năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 28,5% và vốn đăng ký tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2014. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 525 nghìn, gấp hơn 1,5 lần so với cuối năm 2010".

So với mục tiêu đặt ra thì hiện nay cơ cấu ngành đang đi đúng định hướng: tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tỷ trọng lao động nơng nghiệp giảm dần, tuy vẫn cịn đang ở mức khá cao (45%) so với mục tiêu đề ra (30-35%).

Chính sách phát triển ngành

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đề cập đến định hướng phát triển ngành như sau:

"Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu thuộc các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin và truyền thông, công nghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệụ Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động."

Các chiến lược phát triển ngành sẽ định hướng chuyển dịch lao động về phía các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, đồng thời các ngành công nghiệp

thâm dụng lao động vẫn được xem xét đầu tư phát triển để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào của Việt Nam.

Chính sách cơng nghiệp hóa -hiện đại hóa - đơ thị hóa

Các chính sách cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và đơ thị hóa được áp dụng ở hầu khắp các quốc gia phát triển và đang phát triển. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống dân cư, đồng thời thúc đẩy q trình đơ thị hóạ Đến lượt mình, q trình đơ thị hóa lại ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, bởi vì các đơ thị là nơi có cơ sở hạ tầng tốt hơn các vùng nông thôn, tạo ra nhiều việc làm hứa hẹn thu nhập cao hơn, đó chính là lực hút lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, khiến cho phân bố dân cư thay đổị Do vậy, các định hướng chính sách cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa có ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam.

Thực tế, trong thời kỳ đầu đổi mới, Việt Nam đã tiến hành công nghiệp hóa với định hướng xuất khẩu và đã giành được nhiều thành tựu về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dấu hiệu suy giảm đã bắt đầu từ trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008. Giai đoạn này, chính lạm phát và tình trạng bong bóng bất động sản đã kéo dịng vốn đầu tư trong nước và FDI chuyển từ sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực bất động sản. Đến giai đoạn 2009-2010 thì suy thối kinh tế tồn cầu ảnh hưởng mạnh lên chính sách cơng nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Trước khi khai thác hết những lợi thế so sánh trong sản xuất công nghiệp thâm dụng lao động, chúng ta đã mất đà phát triển công nghiệp hóa định hướng xuất khẩụ Các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đang lo lắng về tình trạng Việt Nam vướng vào "bẫy thu nhập trung bình", do các dấu hiệu tăng trưởng và phát triển kinh tế bị hạn chế ở mức năng suất lao động phổ thông trong ngành thâm dụng lao động. Một số chuyên gia kinh tế nước ngồiphân tích ảnh hưởng của chiến lược cơng nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đến chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực tại Việt Nam nhận thấy: Phân phối tổng vốn và giá trị gia tăng khơng thay đổi theo hướng có lợi cho ngành cơng nghiệp thâm dụng lao động, cụ thể dòng vốn vẫn tập trung vào những ngành thâm dụng vốn, lao động vẫn tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng. Vậy Việt Nam nên làm gì? Bỏ chiến lược cơng nghiệp định hướng xuất khẩu để tìm kiếm một chiến lược mới hay cải cách để chiến lược này hiệu quả hơn. Theo báo cáo về sức cạnh tranh của Việt Nam 2010 của CIEM thì chúng ta nên áp dụng chiến lược giúp hình thành các cụm ngành công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường chuỗi giá trị nội địa và tăng giá trị gia tăng trong nước, đặc biệt đối với

những mặt hàng xuất khẩu; thay vì tập chung vào các ngành sản xuất cơng nghệ thấp và thâm dụng lao động thì chiến lược nên hướng tới các ngành sản xuất với công nghệ cao, sản xuất những loại hàng hóa có giá trị cao; áp dụng chiến lược nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ thâm dụng vốn và lao động sang nền kinh tế tri thức. Các định hướng này cũng có phần được đề cập đến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)