Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 60 - 62)

Kinh tế Việt Nam sau 30 năm chuyển đổi đã thu được những thành tựu nhất định. Chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua với những dấu mốc đáng ghi nhớ trong công cuộc xây dựng đất nước. Giai đoạn 1986 - 1995 là thời kì đầu kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong giai đoạn này, với hàng loạt cải cách về thể chế, sửa đổi hiến pháp, sửa đổi các luật đất đai, ban hành Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp nhà nước,... Kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tốt, từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu gạo với trữ lượng ngày càng tăng.

Giai đoạn 1996-2000, nhịp độ đổi mới có phần chững lại so với giai đoạn trước. Thời kì này, kinh tế nước ta chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực năm 1997, kéo theo mức sụt giảm trong tăng trưởng. Từ năm 1998, chính phủ áp dụng chính sách kích cầu đầu tư nhằm khắc phục xu hướng giảm tăng trưởng và tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Luật Doanh nghiệp được áp dụng từ năm 2000 đã giúp khu vực tư nhân thoát khỏi nhiều ràng buộc và những thủ tục hành chính bất hợp lý, tạo ra sự bùng nổ phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế. Khối doanh nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy CDCCLĐ.

Giai đoạn 2001-2006, Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với hàng loạt các hoạt động như: kí hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2001); ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2002); đẩy mạnh liên kết kinh tế ASEAN, tham gia ASEM, thực hiện AFTA, gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (07/11/2006),... Xu hướng hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và CDCCLĐ tại Việt Nam.

Giai đoạn 2006 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008. Khối doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tình trạng thiếu vốn. Nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn nhà nước đầu ngành làm ăn thua lỗ, dẫn tới phá sản. Kéo theo đó là tình trạng mất việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến CDCCLĐ tại Việt Nam.

"Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm đạt 5,82%/ năm. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 2.200 USD.

Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 - 2015 tăng trên 7,5%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,9%/năm; độ che phủ rừng đạt khoảng 42% vào năm 2015. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng khá, đạt bình quân 6,5%/ năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 14,7%/năm (loại trừ yếu tố giá tăng khoảng 6,5%). Tổng doanh thu từ khách du lịch tăng bình quân 21%/ năm; khách quốc tế đạt khoảng 8,7 triệu lượt vào năm 2015.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng cơng nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng, đạt trên 83% vào năm 2015. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm, còn khoảng 46,5%.

Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn.

Tiềm lực khoa học, công nghệ được tăng cường. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học, cơng nghệ tăng bình qn 16,5%/năm, đạt khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đầu tư xã hội cho khoa học, công nghệ tăng nhanh, ước đạt 1,3% GDP vào năm 2015. Khoa học cơ bản đã có bước phát triển. Ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, y tế, thông tin truyền thông..." Bên cạnh đó vẫn cịn những hạn chế, yếu kém như:

"Khoa học, công nghệ chưa thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộị Chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học, cơng nghệ. Việc xã hội hố các đơn vị sự nghiệp khoa học, cơng nghệ cơng lập cịn chậm. Tiềm lực khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầụ

Nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại dự kiến khơng đạt. GDP bình qn đầu người đạt 3.200 - 3.500 USD theo giá thực tế (theo tiêu chí nước cơng nghiệp là trên

5.000 USD, giá năm 2010); tỉ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP đạt 15% (theo tiêu chí: trên 20%); tỉ trọng nông nghiệp trong GDP dự kiến đạt 15% (theo tiêu chí: dưới 10%); tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 35 - 40% (theo tiêu chí: 20 - 30%), tỉ lệ đơ thị hố đạt 38 - 40% (theo tiêu chí: trên 50%); điện sản xuất bình quân đầu người đạt 2.800 KWh/người (theo tiêu chí: trên 3.000 KWh/người); chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,67 (theo tiêu chí: trên 0,7); chỉ số bất bình đẳng thu nhập (Gini) khoảng 0,38 - 0,4 (theo tiêu chí: 0,32 - 0,38); tỉ lệ lao động qua đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) trong tổng lao động xã hội đạt 25 - 26% (theo tiêu chí: trên 55%); tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch dưới 92% (theo tiêu chí: 100%)".

Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn nghiên cứu cho chúng ta thấy bức tranh về tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giớị Ngoài ra, trong giai đoạn 1995-2014, dân số Việt Nam trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng". Giai đoạn 1999-2014, tỷ lệ dân số nam trong độ tuổi lao động tăng từ 58,6% lên 66,6%, tỷ lệ dân số nữ tăng từ 59% lên 66,2%4 ; dân số trong độ tuổi lao động ở thành thị tăng từ 65,6% lên 69,1% trong khi ở nông thôn tăng từ 57,3% lên 66,1%. Giai đoạn cơ cấu dân số vàng, chúng ta có lợi thế là có sẵn một lực lượng lao động trẻ dồi dào, có khả năng vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nếu biết khai thác hiệu quả thì nguồn lao động trẻ trong thời kỳ này sẽ tạo ra nguồn của cải vật chất lớn cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)