Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 37 - 39)

Phương pháp hạch toán tăng trưởng phổ biến được sử dụng để đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế là phân tích chuyển dịch tỷ trọng - SSA (Shift-Share Analysis). Ưu điểm của phương pháp này là tách được tăng trưởng năng suất tổng thể nền kinh tế thành hai thành phần gồm: (i) Tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành, (ii) đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Ban đầu, phương pháp SSA chỉ áp dụng cho nền kinh tế hai khu vực trong mơ hình Lewis, sau đó được biến đổi để sử dụng cho nền kinh tế nhiều ngành hoặc chỉ sử dụng cho một ngành.

Phương pháp SSA do Fabrican (1942) khởi xướng. Ưu điểm của phương pháp này là tách được tăng trưởng năng suất tổng thể nền kinh tế thành ba thành phần gồm: Thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất trong nội bộ ngành, nó cho thấy sự tăng trưởng NSLĐ có thể xảy ra ngay cả khi khơng có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mà việc tăng năng suất chung do những cải tiến năng suất trong nội bộ của từng ngành (intra), thành phần thứ hai là tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành gọi là tác động dịch chuyển “tĩnh” (static shift effect), thành phần thứ ba là tác động “động” (dynamic shift effect). Tác động “động” của mỗi ngành là dương khi lao động chuyển đến ngành có NSLĐ tăng hoặc lao động rời khỏi ngành có NSLĐ giảm, tác động này âm nếu lao động chuyển đến ngành có NSLĐ giảm hoặc chuyển đi khỏi ngành có NSLĐ tăng.

Giả sử nền kinh tế được chia thành n ngành. Gọi Pt là năng suất chung của nền kinh tế tại thời kỳ t, đo bằng tổng giá trị đầu ra tại thời kỳ t (Yt) trên tổng số lao động trong thời kỳ đó (Lt). Ta có: ) = SB TB = ∑ SE,B TE,B TTE,BB = ∑ () ,-,)

∆) = )− )N = ∑ - ,NV), +

∑ ) ,V-,

(2.4) Trong đó, W là năng suất chung của nền kinh tế tại thời kỳ t, ), là năng suất lao động của ngành i tại thời kỳ t, -, là tỷ trọng lao động của ngành ị Toán tử ∆ chỉ sự thay đổi trong năng suất hoặc tỷ trọng lao động từ thời kỳ t – k đến thời kỳ t.

Số hạng thứ nhất là tổng có trọng số của tăng năng suất bên trong các ngành quan sát, trong đó trọng số là tỷ trọng lao động của mỗi ngành tại thời điểm bắt đầu của mỗi giai đoạn thời gian, gọi là đóng góp tăng trưởng năng suất nội bộ ngành.

Số hạng thứ hai trong công thức (2.4) biểu diễn ảnh hưởng của sự dịch chuyển lao động giữa các ngành lên tăng trưởng năng suất, được tính bằng tích vơ hướng giữa mức năng suất tại cuối mỗi giai đoạn với thay đổi trong tỷ trọng lao động giữa các ngành và được gọi là đóng góp do chuyển dịch cơ cấụ Khi thay đổi trong tỷ trọng lao động có quan hệ tích cực với năng suất thì chuyển dịch cơ cấu sẽ làm tăng năng suất chung của toàn bộ nền kinh tế.

Gọi ') là tốc độ tăng năng suất của thời kỳ t so với thời kỳ t – k, ta có cơng thức xác định ') như sau:

') =XBXBCY

XBCY =∑ ZXE,BXE,BCY[.\E,BCY]ÊD

∑]ÊD\E,BCY .XE,BCY +∑]ÊDXE,B.(\E,B\E,BCY)

∑]ÊD\E,BCY .XE,BCY (2.5) Công thức (2.5) cho biết tốc độ tăng trưởng năng suất chung là tổng của hai cấu thành. Cấu thành thứ nhất là tốc độ tăng năng suất của nội bộ ngành, cấu thành thứ hai là tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động ngành. CDCC xuất hiện khi có sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế. Nếu sự di chuyển lao động có đóng góp vào tăng trưởng năng suất chung thì tác động này là tích cực và có dấu dương. Ngược lại, sự dịch chuyển lao động làm giảm tốc độ tăng năng suất chung thì đó là tác động tiêu cực, có dấu âm.

Cấu phần thứ hai trong công thức (2.5) có thể tách thành hai thành phần và công thức (2.5) được viết lại thành công thức (2.6) như sau:

') =∑ ZX]ÊD E,BXE,BCY[.\E,BCY

∑]ÊD\E,BCY .XE,BCY +∑]ÊDXE,BCY.(\E,B\E,BCY)

∑]ÊD\E,BCY .XE,BCY +∑ ZX]ÊD E,BXE,BCY[.(\E,B\E,BCY) ∑]ÊD\E,BCY .XE,BCY (2.6)

Trong công thức (2.6): thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất trong nội bộ ngành (intra), còn gọi là "tăng trưởng NSLĐ nội sinh", nó cho thấy tăng trưởng NSLĐ có thể xảy ra ngay cả khi khơng có sự chuyển dịch cơ cấu lao động, mà việc tăng năng suất chung do những ứng dụng tiến bộ công nghệ, cải tiến hiệu quả kĩ thuật thông qua cải tiến phương pháp quản trị, đào tạo, nâng cao tay nghề cho

người lao động,.... Thành phần thứ hai thể hiện ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động được phân rã thành tổng thay đổi tương đối trong phân phối lao động giữa các ngành trong thời kỳ nghiên cứu, sử dụng trọng số là giá trị NSLĐ của ngành ở năm đầu tiên hay còn gọi là năm cơ sở. Thành phần này được gọi là "tác động dịch chuyển tĩnh" (static shift effect). Nó có giá trị dương nếu lao động chuyển dịch từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao, và mang lại "phần thưởng" cơ cấu cho nền kinh tế. Ngược lại, "tác động dịch chuyển tĩnh" có giá trị âm nếu lao động chuyển dịch theo hướng ngược lạị Thành phần thứ ba là "tác động chuyển dịch động" (dynamic shift effect), được đo bằng tổng của các tương tác về thay đổi cơ cấu lao động và NSLĐ của ngành. Nếu lao động chuyển dịch sang ngành có NSLĐ và tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao thì sẽ làm tốc độ tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế tăng. Ngược lại, "tác động chuyển dịch động" sẽ mang tính tiêu cực nếu ngành có NSLĐ tăng trưởng nhanh nhưng khơng duy trì tỷ trọng lao động, khi đó nó sẽ mang lại "gánh nặng cơ cấu", tức là chuyển dịch cơ cấu lao động có thể kéo lùi tăng trưởng kinh tế khi lao động chuyển dịch từ ngành phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao sang các ngành truyền thống, có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp hơn.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)