3.3 Một số chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động
3.3.2 Nhóm chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu lao động
Chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư giai đoạn 2011-2020: "tập trung vào đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động". Các chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nguồn lao động dư thừa, nhàn rỗi trong nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Định hướng đầu tư đề ra như sau:
"Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừạ Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường".
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội thì: trong năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601.5 nghìn tỷ đồng, tăng 39.1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tổng vốn trong năm 2015. Số việc làm do các doanh nghiệp đăng ký mới năm 2015 dự kiến tạo ra là 1471.9 nghìn, tăng 34.9% so với năm 2014.
Thực tế cho thấy, chính sách đầu tư có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu vốn, từ đó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chính sách khoa học công nghệ
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 xác định:
"Phát triển khoa học - cơng nghệ là then chốt của q trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, cơng nghệ".
Tồn cầu hóa đã đặt các quốc gia, các tổ chức, các doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính điều đó đặt ra u cầu cấp bách cần phải đầu tư phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút nhân lực chất lượng cao vào các hoạt động sáng tạọ Các chính sách phát triển khoa học công nghệ định hướng cho nhu cầu nguồn nhân lực trong các lĩnh vực mới, đồng thời khoa học cơng nghệ có thể điều chỉnh lao động trong các mơ hình tăng trưởng, do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Một trong những khâu đột phá trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ".
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường lao động mở rộng, lao động Việt Nam có thể ra nước ngồi làm việc và ngược lại, lao động nước ngồi cũng có thể vào Việt Nam. Điều đó tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn đối với thị trường lao động trong nước. Một mặt cần cần trú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài để đáp ứng yêu cầu của đối tác, một mặt cần đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm ở trong nước. Bên cạnh đó, để giải quyết các vấn đề xã hội, cần hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hố có điều kiện đi học nghề và tạo việc làm cho họ.
Mục tiêu của chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 là: "Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu
vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%)". Thực tế, theo báo cáo về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo ước đạt 21,9%, cao hơn mức 19,6% của năm 2014, trong đó khu vực thành thị đạt 38,3% cao hơn mức 35,9% của năm 2014, khu vực nông thôn đạt 13,9% (năm 2014 là 12%). Các con số thực tế về tỷ lệ lao động qua đào tạo đều thấp hơn so với mục tiêu đề rạ
Chính sách việc làm
Chính sách việc làm và tạo việc làm cho người lao động ln được các Chính phủ quan tâm hàng đầụ Bởi vì, việc làm có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, nó khơng thể thiếu đối với mỗi cá nhân người lao động, mỗi hộ gia đình và tồn bộ nền kinh tế, nó chi phối mọi hoạt động của các cá nhân, các tổ chức và toàn bộ nền kinh tế. Chính sách tạo việc làm có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhóm chính sách việc làm được thực hiện trong giai đoạn vừa qua tại Việt Nam bao gồm:
(i) Nhóm chính sách nhằm hồn thiện thể chế phát triển thị trường lao động Kể từ sau đổi mới, nhất là giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh và tiếp tục hoàn thiện theo hướng cởi trói cho các cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp, góp phần giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển. Đáng chú ý là: Luật đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,...các luật này là khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cơ hội việc làm, góp phần tăng năng suất lao động và thu nhập của người lao động.
(ii) Nhóm chính sách về kết nối cung cầu lao động
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đề cập đến việc: Phát triển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm. Các chính sách, nghị định là khung pháp lý để mở rộng hình thức sở hữu của các trung tâm giới thiệu việc làm, khơng cịn bó hẹp trong phạm vi nhà nước mà mở rộng cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồị
(iii) Nhóm chính sách về hỗ trợ lao động di chuyển
Các chương trình hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg);
Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo (thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010). Các chương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bổ nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phịng. Ngồi ra, các quy định về cư trú, đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị, các thành phố lớn ngày càng thông thoáng. Luật Cư trú (năm 2007) đã mở rộng quyền cư trú của công dân, giúp cho việc di chuyển lao động dễ dàng hơn. Các chính sách phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm... cũng có tác động kích thích di chuyển lao động, nhất là di chuyển nông thôn - đô thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao điều kiện về việc làm và thu nhập cho lao động nơng thơn.
(iv) Nhóm chính sách về tín dụng ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh
Thông qua việc ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thơng qua các chương trình, tổ chức, hội đồn thể, Nhà nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, lao động nông thôn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp, các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều lao động.
(v) Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi
Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngồi nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay vốn để hỗ trợ người lao động khi về nước, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèọ
(vi) Chính sách cho phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, Chính phủ đã thực hiện mở cửa thị trường lao động Việt Nam đối với lao động có kỹ thuật. Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngóài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ- CP ngày 17/6/2011 sửa đổi bổ sung Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã góp phần đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước đối với những vị trí làm việc địi hỏi trình độ chun mơn caọ
Một trong những giải pháp được đề cập trong báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 là: "Phát triển thị trường lao động, bảo đảm đồng bộ, liên thông, minh
bạch và tạo thuận lợi cho việc tự do dịch chuyển lao động. Phát triển mạnh thị
doanh. Tăng cường quản lý, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài".