4.1 Các mơ hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng
4.1.3 Mơ hình hạch toán tăng trưởng
Số liệu nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được sử dụng cùng bộ dữ liệu trong mơ hình SSA ở mục 4.1.2
Kết quả tính tốn
ạ Phân tách tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995-2013
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người được phân tách thành đóng góp từ ba nguồn: thay đổi trong NSLĐ; thay đổi trong tỉ lệ lao động có việc làm; thay đổi tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động.
Bảng 4.9 Các thành phần đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2013
Đơn vị: Điểm phần trăm
% đóng góp do 1995- 2000 2000- 2005 2005- 2010 2010- 2013 Thay đổi trong NSLĐ 88,46 72,99 70,34 68,59 Thay đổi trong tỉ lệ lao động có việc làm -3,88 -1,84 9,82 18,22 Thay đổi tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động 15,42 28,86 19,84 13,19
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của GSO
Kết quả trong bảng 4.9 cho thấy: đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các kì kế hoạch 5 năm chủ yếu dựa vào tăng NSLĐ, tuy nhiên đóng góp này có xu hướng giảm dần. Thay đổi trong tỉ lệ lao động có việc làm đóng góp tăng dần vào tăng trưởng. Thay đổi trong nhân khẩu học (tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động) đóng góp tích cực với mức trung bình gần 20%, điều này cho thấy, lực lượng lao động trẻ được
bổ sung hàng năm vào thị trường lao động là khá dồi dào, và nguồn cung lao động này có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
b. Đóng góp của mỗi ngành vào tăng trưởng kinh tế
Đóng góp của mỗi ngành vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người được phân tách thành ba cấu phần: (i) đóng góp do thay đổi NSLĐ trong nội bộ ngành; (ii) đóng góp do thay đổi trong tỉ lệ lao động ngành so với dân số trong độ tuổi lao động; (iii) đóng góp do tái phân bổ lao động hay chuyển dịch cơ cấu lao động. Bảng 4.10 trình bày kết quả đánh giá đóng góp của 9 ngành kinh tế, theo các thời kì. Trong bảng 4.10: Cột (i) là đóng góp do thay đổi NSLĐ trong nội bộ ngành; cột (ii) là đóng góp do thay đổi trong tỉ lệ lao động của ngành trong lực lượng lao động; Cột (iii) là đóng góp do tái phân bổ lao động hay chuyển dịch cơ cấu lao động; Cột (iv) là tổng đóng góp của ngành.
Kết quả phân tích theo từng ngành:
(1) Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Tăng NSLĐ trong nội bộ ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng, trung bình khoảng 12%, theo đó, nếu không dựa vào phân tách tăng trưởng chúng ta có thể đánh giá năng suất ngành này làm giảm năng suất chung của nền kinh tế. Một điểm khá rõ là: Ngành này chịu tác động lớn của chuyển dịch cơ cấu lao động, trong đó, lao động di chuyển khỏi ngành đã làm cho cấu phần (ii) mang dấu âm trong tất cả các thời kì, tức là làm giảm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bù lại, đóng góp do chuyển dịch cơ cấu lao động ngành lại tích cực. Có thể lí giải vì tỉ trọng lao động ngành này giảm, NSLĐ của ngành lại thấp nhất trong nền kinh tế, tức là có dịng dịch chuyển lao động ra khỏi ngành có năng suất thấp hơn năng suất chung. Kết quả này hồn tồn phù hợp với chính sách ngành, ưu tiên phát triển những ngành tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp và đầu tư phát triển nông nghiệp, giúp tăng năng suất và giảm tỉ trọng lao động ngành nàỵ
(2) Khai khống là ngành có nhiều biến động nhất về lao động và NSLĐ. Đây là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách tăng trưởng của Chính phủ, giai đoạn đầu, khuyến khích tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, khống sản thơ, sau đó chính sách tăng trưởng hạn chế vét cạn, không dựa vào khai thác tài nguyên. Do vậy, ngành khai khống giảm cả qui mơ và năng suất. Điều này cho thấy các chính sách phát triển ngành theo hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và giảm tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên đang dần có hiệu quả.
Bảng 4.10 Đóng góp của mỗi ngành vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam
Đơn vị: %
(i) (ii) (iii) (iv)
Đóng góp theo ngành giai đoạn 1995-2000
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 14,61 -14,32 7,51 7,79
Khai khoáng 15,82 -0,55 -4,41 10,86
CN chế biến 22,25 2,52 3,00 27,77
SX, phân phối điện, khí đốt, nước 4,71 -0,08 -0,59 4,04
Xây dựng 5,13 0,51 1,23 6,88
Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng -3,05 6,62 9,75 13,32 Vận tải, kho bãi, Thông tin liên lạc 1,72 0,78 0,56 3,05 Tài chính, tín dụng, bất động sản -1,16 0,33 5,02 4,19
Các ngành còn lại 6,03 0,30 0,35 6,68
Tổng đóng góp theo ngành 66,05 -3,88 22,41 84,58
Đóng góp theo ngành giai đoạn 2000-2005
Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 15,94 -39,23 25,02 1,73
Khai khoáng -4,88 0,69 5,62 1,43
CN chế biến 4,18 12,12 12,05 28,35
SX, phân phối điện, khí đốt, nước -0,63 0,47 3,91 3,75
Xây dựng -7,09 7,26 9,86 10,03
Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng -10,13 14,01 10,76 14,64 Vận tải, kho bãi, Thông tin liên lạc 1,24 1,01 0,48 2,73 Tài chính, tín dụng, bất động sản -6,29 0,80 7,68 2,20
Các ngành còn lại 4,72 1,04 0,54 6,30
Tổng đóng góp theo ngành -2,94 -1,84 75,93 71,14
Đóng góp theo ngành giai đoạn 2005-2010
Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 10,58 -22,09 18,11 6,60
Khai khoáng 2,93 -0,80 -5,30 -3,17
CN chế biến 17,20 5,62 3,68 26,49
SX, phân phối điện, khí đốt, nước 1,90 0,58 3,67 6,15
Xây dựng -0,74 6,43 3,90 9,59
Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng 9,71 6,42 2,12 18,25 Vận tải, kho bãi, Thông tin liên lạc 2,97 2,37 0,76 6,10 Tài chính, tín dụng, bất động sản -3,87 0,08 0,04 -3,76
Các ngành còn lại -0,02 11,22 2,70 13,90
Tổng đóng góp theo ngành 40,66 9,82 29,68 80,16
Đóng góp theo ngành giai đoạn 2010-2013
Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 10,45 -9,29 11,23 12,39
Khai khoáng 6,45 -0,24 -5,70 0,51
CN chế biến 17,56 5,23 0,96 23,75
SX, phân phối điện, khí đốt, nước 7,74 -0,10 -1,40 6,24
Xây dựng 1,48 0,50 0,01 2,00
Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng 2,83 16,17 1,29 20,28 Vận tải, kho bãi, Thông tin liên lạc 4,00 0,37 -0,05 4,32 Tài chính, tín dụng, bất động sản -14,14 1,51 17,74 5,11
Các ngành còn lại 8,21 4,07 -0,07 12,21
Tổng đóng góp theo ngành 44,58 18,22 24,00 86,81
(3) Cơng nghiệp chế biến (CNCB): là ngành đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế. Trong tất cả các giai đoạn phân tích, ngành này đóng góp trên 25% vào tăng trưởng và là ngành duy nhất có đóng góp dương của tất cả các thành phần (i), (ii), (iii). Tăng năng suất nội bộ ngành CNCB góp phần chủ yếu cho đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó, tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động cũng góp phần đáng kể. Điều này cho thấy, CNCB là ngành năng động nhất trong nền kinh tế, vừa mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, đồng thời cũng đầu tư tăng năng suất nội ngành.
(4) Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: đóng góp trung bình từ 4%-6% vào tăng trưởng kinh tế ở tất cả các giai đoạn nghiên cứụ Ngành này có đóng góp ổn định nhất vào giai đoạn 2005-2010, trong đó tăng cả trong quy mô và hiệu quả hoạt động. Các giai đoạn khác, khi tăng năng suất thì giảm số việc làm, khi tăng số việc làm thì giảm năng suất, do đó đã làm giảm đóng góp của ngành cho tăng trưởng.
(5) Xây dựng: đóng góp cho tăng trưởng mạnh nhất vào giai đoạn 2000-2010, giai đoạn này ngành mở rộng qui mô, tăng số lao động, tuy nhiên năng suất lao động của ngành không tăng mà có xu hướng giảm, do vậy, giai đoạn này đóng góp của ngành cũng mới đạt được gần 10%. Giai đoạn tiếp theo 2000-2013, đóng góp của ngành xây dựng giảm xuống cịn 2%. Điều này là phù hợp với thực tế, giai đoạn này bất động sản đóng băng, nhiều dự án xây dựng phải tạm dừng chờ vốn và tín hiệu thị trường.
(6) Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng: có năng suất giảm trong giai đoạn 1995-2005, tuy nhiên số việc làm tăng nhanh. Do vậy, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động giữ vai trị tích cực, chủ đạo và đã giúp cho đóng góp của ngành vào tăng trưởng thời kì này trung bình khoảng 14%. Giai đoạn 2005-2013, Thương nghiệp sửa chữa, khách sạn, nhà hàng là ngành năng động, đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả ở ba cấu phần, tức là vừa tăng năng suất vừa tạo thêm nhiều việc làm, nhờ đó đã giúp cho đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế tăng lên và đạt trung bình 20%.
(7) Vận tải, kho bãi, Thơng tin liên lạc tuy đóng góp vào tăng trưởng khơng lớn, trung bình cả giai đoạn 1995-2013 khoảng 4%, nhưng lại là ngành năng động trong cả thời kì 1995-2010. Năng suất của ngành tăng ổn định, đóng góp do tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động không lớn, do tỷ trọng lao động của ngành nhỏ.
(8) Tài chính, tín dụng, bất động sản: là ngành có NSLĐ giảm liên tục trong cả giai đoạn 1995-2013, tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao
động và tạo việc làm đã kéo tổng đóng góp của ngành vào tăng trưởng trong các giai đoạn còn lại từ 2%-5%.
(9) Các ngành còn lại được coi là năng động trong giai đoạn 1995-2005 với đóng góp vào tăng trưởng trên 6%. Giai đoạn 2005-2013, đóng góp của các ngành cịn lại tăng gấp đơi so với giai đoạn trước và chủ yếu do tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt giai đoạn 2005-2010, tạo việc làm trong các ngành cịn lại đóng góp vượt trội vào tăng trưởng.