Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 60)

Trong những thập niên cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, bối cảnh của thế giới có những biến đổi sâu sắc, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc giạ Trong đó phải kể đến là những tác động mạnh mẽ từ xu thế phát triển khoa học và cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế.

Xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ

Trong khoảng hai thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến những bước đột phá của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, các thành tựu của khoa học - công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động trong đời sống kinh tế, xã hội của hầu khắp các quốc giạ Sức mạnh của mỗi quốc gia, tập đoàn hay doanh nghiệp được đánh giá phần lớn dựa trên năng lực về khoa học - cơng nghệ của họ. Chính những thành tựu về khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, nguồn nhân lực trình độ cao ngày càng có vai trị quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc giạ Những thành công trong khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy và rút ngắn nhanh chóng vịng đời cơng nghệ. Lợi thế cạnh tranh thuộc về các quốc gia, các doanh nghiệp biết tận dụng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm mới, các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhiều ngành nghề truyền thống, sử dụng công nghệ lạc hậu đã khơng cịn phù hợp và dần biến mất, thay vào đó là các ngành nghề mới như các ngành sản xuất vật liệu mới, các ngành nghề sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn nhân lực trình độ caọ.. Chính vì vậy, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực, trong đó có lao động. Trong các nghiên cứu kinh điển về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Chenery và Syrquin (1975), Fourastie (1949), và nhiều nghiên cứu khác đều đề cập đến vai trị của tiến bộ cơng nghệ và khoa học kỹ thuật đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CDCCLĐ nói riêng.

Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rõ nét, nó ảnh hưởng đến mọi quốc gia, châu lục và cả thế giớị Xu thế này một mặt đem đến những điều kiện thuận lợi cho mọi tác nhân trong nền kinh tế, mặt khác nó cũng tạo ra những thách thức to lớn và môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh đó, các quốc gia, các tổ chức và các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo năng lực canh tranh.

Cùng với q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh như vốn, lao động, khoa học công nghệ,... không bị giới hạn trong biên giới của bất kì quốc gia nào mà nó có thể di chuyển liên quốc gia thơng qua các hoạt động đầu tư, các tập đoàn đa quốc giạ Cùng với sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là xu hướng dịch chuyển lao động và phân công lao động tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầụ Kéo theo đó là xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và bên trong các ngành kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nhận định: "Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn. Q trình quốc tế hố sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia".

Để thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia, các tổ chức và doanh

nghiệp đều phải chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và thể chế,... để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy những lợi thế do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại như khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi và cơng nghệ sản xuất hiện đại của thế giới, khả năng phát triển các mơ hình kinh doanh mới nhờ những thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin như kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử,...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)