Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

3.1. Hồn thiện quy trình sửa đổi hiến pháp ở nƣớc ta hiện nay

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện

Chất lượng của một bản hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào việc nó được làm ra theo quy trình, cơng nghệ như thế nào. Tương tự như vậy, chất lượng của một đợt sửa đổi hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào quy trình và cơng nghệ sửa đổi nó. Một hiến pháp dân chủ là một hiến pháp dân định. Để có một hiến pháp hồn hảo, phù hợp hơn với thời kỳ đổi mới – thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế,

Việt Nam cần một quy trình sửa đổi hiến pháp hồn hảo hơn. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới và hồn thiện quy trình đó.

Theo đó, bên cạnh các bước của quy trình sửa đổi hiến pháp hiện hành, có thể gợi ý định hướng một số bước trong quy trình sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam hiện nay như sau:

Về sáng quyền sửa đổi hiến pháp: Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, quyền này

ở nước ta chỉ nên trao cho các đại biểu Quốc hội và quyết định việc tiến hành sửa đổi hiến pháp phải do 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Điều thứ 70 Hiến pháp năm 1946 nước ta quy định 2/3 tổng số nghị viên có quyền yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Ở các nước theo chính thể cộng hịa tổng thống và tổ chức Nhà nước liên bang, quyền này cịn được trao cho Tổng thống, Chính phủ, Nghị viện các bang hoặc một số cử tri nhất định… Trong Hiến pháp hiện hành của nước ta, sáng quyền sửa đổi hiến pháp đã mở rộng cho các chủ thể khác như Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Tuy nhiên, đa số các bản Hiến pháp các nước trao cho các đại biểu Quốc hội quyền đề nghị có sửa hiến pháp hay khơng và phải có đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết quyết định.

Về soạn thảo và thảo luận DTSĐHP: Nên giữ lại Ủy ban sửa đổi Hiến pháp như

hiện nay để thảo luận và soạn thảo DTSĐHP, đồng thời, quy định rõ ràng trong hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 của nước ta quy định ở điều thứ 70 rằng: “Nghị viện bầu ra một bản dự thảo những điều thay đổi”. Mặc dù Hiến pháp hiện hành khơng có quy định này, nhưng trên thực tế các lần sửa đổi hiến pháp, Quốc hội đều thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp. Về quy định này ở các nước thường có một Ủy ban do Nghị viện hoặc Tổng thống thành lập. Trong quá trình soạn thảo, xu hướng chung hiện nay là thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong xã hội và xem đó là địi hỏi bắt buộc trong quy trình sửa đổi hiến pháp.

Về việc phê chuẩn Hiến pháp sửa đổi: Hiến pháp sửa đổi sau khi được Quốc

hội thơng qua với đa số tuyệt đối, cịn cần phải đem ra cho nhân dân cả nước phê chuẩn. Mơ hình kết hợp cơ quan lập pháp với nhân dân phúc quyết có lẽ là một lựa chọn tốt cho việc sửa đổi hiến pháp trong tương lai ở Việt Nam. Trên cơ sở kinh

nghiệm các nước, nước ta, nên chăng vẫn để cho Quốc hội sửa đổi hiến pháp nhưng tạo điều kiện tốt hơn cho sự tham gia của đơng đảo nhân dân vào q trình này dưới hai hình thức: thảo luận toàn dân và sau đó là nhân dân phúc quyết. Có nghĩa là thực hiện việc đóng góp theo cơ chế phản biện xã hội nhằm nêu cao ý thức trách nhiệm của cả hai bên: Nhà nước và nhân dân. Và sau khi Dự thảo được thông qua, cần thiết cho nhân dân được thể hiện chính kiến một lần nữa dưới hình thức phúc quyết. Đó cũng là sự trở lại những quy định rất tiến bộ của nước ta từ Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 70): “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tồn dân phúc quyết”. Đối với việc ban hành và thực hiện các văn bản, quy chế về phản biện xã hội thì Luật Trưng cầu ý dân mà Nhà nước ta đang xúc tiến là rất có ý nghĩa để có thể vận dụng tổ chức các khâu này. [33] Hiến pháp được thông qua bởi nhân dân phúc quyết không những thể hiện lòng tin đối với nhân dân mà điều quan trọng hơn là xác lập chủ quyền nhân dân đối với quyền lực Nhà nước, làm cho Hiến pháp có giá trị cao, tính chính danh sâu sắc; nhân tố góp phần giữ vững sự ổn định và bền vững của chính quyền khi có sự biến động ở bên trong cũng như ở bên ngồi đất nước. Vì thế, cần quy định cụ thể việc nhân dân phúc quyết hiến pháp ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua.

Một vấn đề cần bổ sung trong hiến pháp về quy trình sửa đổi hiến pháp đó là, cần quy định giới hạn sửa đổi hiến pháp trong quy trình sửa đổi hiến pháp thành một điều riêng: sửa đổi hiến pháp khác với ban hành hiến pháp ở chỗ, sửa đổi hiến pháp là một quyền có giới hạn. Nếu lập hiến (ban hành hiến pháp) là một quyền khơng có giới hạn, tức là khơng hạn chế về nội dung của hiến pháp, thì ngược lại, sửa đổi hiến pháp là một quyền bị hạn chế bởi nó phải tuân theo hiến pháp. Nói cách khác, quyền sửa đổi hiến pháp là do hiến pháp quy định nên bị giới hạn bởi hiến pháp. Điều đó có nghĩa là, quyền sửa đổi hiến pháp chỉ bao gồm quyền thay đổi, bổ sung, mở rộng, loại bỏ… những điều khoản của hiến pháp nhưng vẫn giữ lại bản thân bản Hiến pháp. Đó khơng phải là quyền thiết lập một bản hiến pháp mới, cũng không phải là quyền thay đổi nền tảng của quyền lập hiến. Sửa đổi hiến pháp phải giữ lại bản sắc của hiến pháp, tính chỉnh thể của một bản hiến pháp, nghĩa là, không được thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền hay hệ thống chính trị mà

hiến pháp đã xác lập. Thông thường, sửa đổi hiến pháp không được thay đổi chính thể tức là mo hình tổng thể về cấu trúc của Nhà nước. Quyền sửa đổi Hiến pháp là một quyền giới hạn không những về nội dung mà cả về hình thức.

Ở nước ta, chưa đặt một giới hạn nào trong việc sửa đổi hiến pháp. Sửa đổi hiến pháp hiện hành cần có quy định về vấn đề này trong quy trình sửa đổi hiến pháp. Những quy định của hiến pháp trong chương I về Chính thể như sự thống nhất tồn vẹn lãnh thổ, chính thể cộng hịa xã hội chủ nghĩa, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là những giới hạn đối với sửa đổi hiến pháp ở nước ta.

Từ những ý kiến trên về quy trình sửa đổi hiến pháp, có thể gợi ý những nội dung quy định về quy trình sửa đổi hiến pháp trong tương lai theo hướng sau (tham khảo ý kiến của GS.TS Trần Ngọc Đường):

Điều 120 mới: (Phương án 1)

“Việc sửa đổi hiến pháp phải được tiến hành theo cách thức sau đây: 1. Do hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu;

2. Quốc hội thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp gồm Đại biểu Quốc hội và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban này do Quốc hội quyết định;

3. DTSĐHP do Ủy ban sửa đổi Hiến pháp soạn thảo trước khi trình Quốc hội thơng qua phải được các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến rộng rãi;

4. DTSĐHP được Quốc hội xem xét thông qua với hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành được đưa ra toàn dân phúc quyết theo quy định của Luật trưng cầu dân ý.

Điều 121 (mới):

“Không được sửa đổi Hiến pháp để thay đổi sự thống nhất của Nhà nước và tồn vẹn lãnh thổ (Điều 1), chính thể cộng hịa xã hội chủ nghĩa (Điều 2), cấu trúc của hệ thống chính trị (Điều 4), cách thức tiến hành sửa đổi Hiến pháp (Điều 120 và bản thân điều khoản này”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)