Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

3.1. Hồn thiện quy trình sửa đổi hiến pháp ở nƣớc ta hiện nay

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Quy trình sửa đổi hiến pháp phải dân chủ, minh bạch, khoa học, chặt chẽ, khách quan và phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, những tiến bộ trong lịch sử sửa đổi hiến pháp.

Hiến pháp là một đạo luật đặc biệt nên phải có một quy trình sửa đổi đặc biệt để bảo đảm chất lượng của một đạo luật đặc biệt.

Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, có nhiệm vụ quy định các thiết chế chính trị mà thơng qua hoạt động của các thiết chế này tạo nên chế độ chính trị của mỗi quốc gia; cho nên, việc thay đổi có liên quan đến nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp của xã hội, cần hết sức thận trọng.

Hiến pháp là đạo luật gốc của một Nhà nước, có tính hiệu lực cao nhất, là nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật nên việc sửa đổi hiến pháp như thế nào là vấn đề được nhiều người trong xã hội quan tâm. Q trình này có vai trị đặc biệt quan trọng vì nó quyết định chất lượng của một bản hiến pháp. Đặc biệt trong xã hội dân chủ thì quy trình, thủ tục lập hiến đúng đắn là để bảo đảm hiến pháp phải thể hiện ý chí của nhân dân. Chất lượng của hiến pháp ảnh hưởng đến chất lượng của tồn bộ hệ thống chính trị, chất lượng của hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, hệ thống các quyền và nghĩa vụ của công dân và chất lượng của toàn hệ thống pháp luật. Các hiến pháp có chất lượng cao thể hiện trong thực tiễn như tổ chức bộ máy Nhà nước khoa học, quyền lực Nhà nước được phân định một cách rành mạch, bảo đảm sự độc lập, đồng thời có sự điều hịa, phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong hoạt động bộ máy Nhà nước, bảo đảm việc thực hiện các quyền công dân và con người. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, hiến pháp quốc gia nào được xây dựng trên cơ sở một quy trình mà thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nói chung, các nhà khoa học luật nói riêng tham gia thảo luận, đóng

góp ý kiến, đồng thời có học hỏi kinh nghiệm của nước ngồi trong quá trình, thủ tục xây dựng hiến pháp thì ở quốc gia đó thường có những bản hiến pháp dân chủ, có hiệu lực và hiệu quả cao. Ngược lại, quốc gia nào coi thường q trình lập hiến, khơng đảm bảo thời gian và các điều kiện khác cho các chuyên gia pháp luật, người dân tham gia thảo luận đóng góp ý kiến thì hiến pháp thơng thường khơng phản ánh được nguyện vọng của dân chúng có hiệu lực và hiệu quả thấp và chỉ tốn tại trong thời gian ngắn. [11]

Quy trình sửa đổi hiến pháp mà thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai thể hiện ở việc trao quyền lập hiến (có bao gồm quyền sửa đổi hiến pháp) cho nhân dân (Họ trực tiếp làm hoặc trao cho cơ quan đại diện). Cơ quan đại diện được thực hiện sáng quyền sửa đổi hiến pháp, soạn dự thảo hiến pháp sửa đổi…; dân chủ cơng khai cịn thể hiện ở việc đảm bảo nhân dân được tham gia rộng rãi trong q trình đóng góp ý kiến vào DTSĐHP, được có mặt trong các buối thảo luận về các vấn đề sửa đổi và quan trọng là được quyết định các vấn đề sửa đổi đó thơng qua biểu quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý…

Quy trình sửa đổi hiến pháp cũng cần kế thừa những tiến bộ trong quy trình sửa đổi Hiến pháp trong lịch sử lập hiến của nước ta. Như việc quy định quyền sửa đổi hiến pháp thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền “phúc quyết Hiến pháp”… của Hiến pháp năm 1946…

Tóm lại, một bản hiến pháp có chất lượng chỉ được sửa đổi trên cơ sở một quy trình sửa đổi hiến pháp dân chủ, minh bạch, cơng khai, khoa học và có sự kế thừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)