Phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.3. Mục đích, phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

2.3.2. Phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

Trên cơ sở khẳng định những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1992, đồng thời xác định tầm quan trọng của việc sửa đổi hiến pháp nhằm phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã kết luận về phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp lần này như sau:

Phạm vi sửa đổi hiến pháp

Thể chế hóa, cụ thể và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa giáo dục, khoa học cơng nghệ, bảo đảm cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

Bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của hiến pháp.

Giới hạn sửa đổi hiến pháp

Sửa đổi toàn diện và cơ bản Hiến pháp năm 1992

Xác định lại cấu trúc tổng thể của Hiến pháp năm 1992, thay đổi cấu trúc các chương; bổ sung thêm các điều khoản mới; sửa đổi một số điều khoản cụ thể, sửa đổi kỹ thuật trình bày toàn văn của hiến pháp và các cách thức ghi nhận các điều khoản cụ thể.

Kết quả sửa đổi là bản Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, đáp ứng tiêu chí là cơ sở pháp lý cho việc tơn trọng các quyền tự nhiên của con người, đảm bảo các quyền và tự do cơ bản của công dân; cho một Quốc hội hữu hạn và hoạt động có hiệu quả; cho một Chính phủ năng động và trách nhiệm; cho một chế độ phân công, phối hợp và kiểm sốt quyền lực mạch lạc và có hiệu quả; cho một chính quyền địa phương chủ động và cho một nền tư pháp độc lập.

Kế thừa những yếu tố tích cực, những giá trị vĩnh hằng đã được thực tiễn kiểm nghiệm trong lịch sử lập hiến Việt Nam: Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của thể chế chính trị; Kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992; Kế thừa một số quy phạm hiến pháp đã được thực tiễn thi hành hiến pháp khẳng định tính đúng đắn, phù hợp, có vai trị thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh. [13]

Như vậy, so với lần sửa đổi năm 2001, chỉ sửa đổi các quy định về bộ máy Nhà nước thì lần sửa đổi này có phạm vi sửa đổi rộng hơn rất nhiều, sửa đổi một cách toàn diện và cơ bản Hiến pháp 1992 ở tất cả các chế định về chế độ chính trị, quyền con người, quyền công dân, bộ máy nhà nước, chế độ kinh tế... Trên tinh

thần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa các bản hiến pháp của các quốc gia phát triển theo thể chế thị trường; Tiếp thu nội dung của một số điều khoản hiến pháp có tính phổ biến với đặc thù của Việt Nam; Đặc biệt chú trọng tiếp thu kỹ thuật lập hiến, kỹ thuật trình bày tồn văn hiến pháp và cách thức ghi nhận các điều khoản cụ thể của các bản hiến pháp trước đây.

2.4. Quy trình sửa đổi hiến pháp

Cũng như ở các nước và các lần sửa đổi hiến pháp trong lịch sử, quy trình sửa đổi hiến pháp lần này được thực hiện thông qua các giai đoạn, bắt đầu bằng việc đề xuất sửa đổi, quyết định các nguyên tắc nền tảng cho đến việc xây dựng dự thảo, thảo luận và thông qua, công bố bản sửa đổi hiến pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)