Xuất, quyết định sửa đổi hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.3. Mục đích, phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

2.4.1. xuất, quyết định sửa đổi hiến pháp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng “Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) phù hợp với tình hình mới” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ

hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Để tổ chức, chỉ đạo việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và xây dựng DTSĐHP năm 1992, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội, tại kỳ họp thứ nhất ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban DTSĐHP năm 1992. [13]

Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), việc sửa đổi hiến pháp là do Quốc hội quyết định với thủ tục bỏ phiếu đa số đặc biệt. Về cơ bản, pháp luật quy định cho Quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp với thủ tục đa số đặc biệt (2/3) là phù hợp. Bởi vì, Quốc hội nước ta được coi là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Sau khi có đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp ngày 2/8/2011, ngày 6/8/2011 Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi hiến pháp bao gồm hai nội dung: Thông qua chủ trương sửa đổi hiến pháp 1992 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Thành lập Ủy ban DTSĐHP 1992.

Tiếp thu những tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, có ý kiến cho rằng “việc sửa đổi hiến pháp nhất quyết phải thông qua trưng cầu ý dân” hoặc “phải thành lập

Quốc hội hay Hội đồng lập hiến để sửa đổi hiến pháp”. Để việc tổ chức sửa đổi hiến pháp bằng trưng cầu ý dân (biểu quyết toàn dân một cách trực tiếp) cần sớm ban hành Luật Trưng cầu ý dân; cùng với đó, cần tuyên truyền, vận động, giải thích và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí. Việc thành lập Hội đồng/Quốc hội lập hiến để thông qua sửa đổi hiến pháp chưa có thơng lệ ở nước ta. Vì vậy, trước mắt, để quy trình sửa đổi hiến pháp chặt chẽ hơn thì sau khi hiến pháp sửa đổi đã được thơng qua có thể thêm khâu để nhân dân bỏ phiếu phúc quyết. [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)