CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam
2.5. Sự tham gia của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992
2.5.3. Thành phần tham gia góp ý kiến trong q trình sửa đổi hiến pháp
Nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc
sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều địa phương đã chủ động, tích cực triển khai công tác lấy ý kiến một cách rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai.
Do vậy, các đối tượng được lấy ý kiến rất phong phú, đa dạng: bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, và các tổ chức xã hội khác; Các cơ quan thơng tấn, báo chí; Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu, và các tầng lớp nhân dân, cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ (quân đội, công an), người làm việc trong các doanh nghiệp, luật sư, sinh viên, đoàn viên thanh niên, các cán bộ hưu trí, người dân địa phương thuộc nhiều tổ chức, đoàn thể khác nhau khác.
Trong thời gian từ ngày 02/01/2013 đến ngày 31/3/2013, với hàng triệu lượt ý kiến đóng góp vào DTSĐHP của đơng đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước, số lượng lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào DTSĐHP là rất lớn, trong đó, bên cạnh số lượng khá lớn ý kiến tán thành, nhất trí với các nội dung điều, khoản cụ thể của DTSĐHP thì cũng có một lượng lớn các ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn DTSĐHP. [1]