Thảo luận, thông qua DTSĐHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 59 - 60)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.3. Mục đích, phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

2.4.4. Thảo luận, thông qua DTSĐHP

Việc thảo luận được tiến hành trong nhiều khâu của quá trình sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt trong các cơ quan soạn thảo, cơ quan chuyên môn, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan Nhà nước… Khâu quan trọng nhất của việc thảo luận về các nội dung sửa đổi hiến pháp là tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Ủy ban DTSĐHP đã chỉ đạo Ban biên tập nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, làm việc với cấp ủy chính quyền một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, xin ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động chun trách, trình xin ý kiến Bộ chính trị, Hội nghị lần thứ năm, lần thứ bảy, lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI, đồng thời tiếp tục tiếp nhận tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý dự thảo.

Khi thảo luận, thông qua DTSĐHP, Quốc hội thường vận dụng các quy định của việc thảo luận, thông qua luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có vị trí đặc biệt quan trọng nên Quốc hội thường xem xét, thông qua tại hai kỳ họp. Theo đó, tại kỳ họp thứ nhất, Uỷ ban dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội về dự án và Quốc hội thảo

luận, cho ý kiến về những nội dung cơ bản và những vấn đề lớn cịn có ý kiến khác nhau của dự thảo. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, DTSĐHP được công bố để lấy ý kiến nhân dân; Uỷ ban dự thảo Hiến pháp tổ chức việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, của nhân dân, các ngành, các cấp để chỉnh lý dự thảo văn bản. Tại kỳ họp thứ hai, UBDTSĐHP trình Quốc hội Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý; Quốc hội nghe đọc bản dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về một số vấn đề cịn có ý kiến khác nhau; bản dự thảo văn bản được chỉnh lý lần cuối trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội sau đó được trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thơng qua. Việc thông qua DTSĐHP phải được 2/3 tổng số đại biểu tán thành. [10]

Có thể thấy, các quy định trên cơ bản là phù hợp, bảo đảm cho tính tối cao của hiến pháp và cũng là chấp nhận được trong mối tương quan với thông qua bằng trưng cầu ý dân.

Tuy nhiên, cần tiếp thu tinh thần, những điểm tiến bộ của Hiến pháp năm 1946 khi quy định bắt buộc “phúc quyết toàn dân” đối với sửa đổi hiến pháp. Việc quy định thông qua Hiến pháp sửa đổi bằng Nghị quyết khơng làm cho quyền lập hiến có ưu thế hơn quyền lập pháp. Bởi vậy, cần đặc biệt coi trọng quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân đối với các vấn đề hệ trọng của quốc gia, đặc biệt là việc sửa đổi hiến pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)