Tiến trình lấy ý kiến nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.5. Sự tham gia của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992

2.5.1. Tiến trình lấy ý kiến nhân dân

Thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của UB DTSĐHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP năm 1992, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai việc lấy ý kiến vào DTSĐHP năm 1992 theo đúng mục tiêu, yêu cầu và phạm vi lấy ý kiến được UBDTSĐHP giao. Theo Hướng dẫn số 239/HD-UBDTSĐHP ngày 23/02/2013 về tập hợp, tổng hợp ý kiến của nhân dân về DTSĐHP năm 1992, Chính phủ đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến và DTSĐHP năm 1992. Ngày 11/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP năm 1992 kèm theo Quyết định số 136/QĐ-TTg bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết số 38/2012/QH13. Kế hoạch của Chính phủ xác định rõ việc tổ chức lấy ý kiến về DTSĐHP là một nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên và tập trung chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

Thực hiện Kế hoạch lấy ý kiến của UBDTSĐHP và Kế hoạch của Chính phủ, ngày 28/02/2013, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-BCĐTKHP1992 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2013 của Ban Chỉ đạo, trong đó xác định cụ thể các nhiệm vụ và hoạt động tổ chức lấy ý kiến về DTSĐHP để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện. [1]

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lấy ý kiến và để việc lấy ý kiến đi vào trọng tâm, Ban Chỉ đạo cũng đã gửi Tài liệu hướng dẫn lấy ý kiến về DTSĐHP

năm 1992 tới các Bộ, ngành, địa phương (ngày 28/02/2013).

Thực hiện Quyết định số 224/QĐ-UBDTSĐHP ngày 06/02/2013 của Ủy ban DTSĐHP, một số Thành viên Ban Chỉ đạo là Ủy viên Ủy ban DTSĐHP đã tham gia các đồn kiểm tra cơng tác lấy ý kiến nhân dân của UBDTSĐHP tại một số địa phương, đồng thời thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ đôn đốc , kiểm tra đ ịa phương theo sự phân cơng của Trưởng Ban chỉ đạo.

Ngày 06/3/2013, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương về công tác lấy ý kiến về DTSĐHP năm 1992 (với điểm cầu trung tâm tại Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành và địa phương đã báo cáo tình hình lấy ý kiến, kết quả bước đầu thực hiện, chia sẻ những kinh nghiệm hay, nêu những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị hướng tháo gỡ. [1]

Bộ Tư pháp - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã giúp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề cương Báo cáo kết quả lấy ý kiến về DTSĐHP năm 1992 của Chính phủ; chủ trì, phới hơ ̣p với Bơ ̣ Nơ ̣i vu ̣, Văn phòng Chính phủ xây dựng Báo cáo chuyên đề về Chính phủ và Báo cáo chun đề về chính quy ền địa phương; đơn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng Kế hoạch lấy ý kiến của Chính phủ (gửi báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 15/3/2013 để tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến vào DTSĐHP năm 1992). [1]

Thường trực Ban Chỉ đa ̣o tổ chức 02 hội thảo góp ý vào Báo cáo chuyên đề về Chính phủ và Báo cáo chuyên đề về chính quy ền địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 13-14/3/2013) và Hà Nơ ̣i (ngày 22/3/2013). Ngày 25/3/2013, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Báo cáo của Chính phủ với sự tham gia của 150 đại diện các cơ quan: Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội, Văn phịng Quốc hội; Ban Nội chính, Văn phịng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Sở Tư pháp, Sở Nội vụ của 12 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Ngày 28/3/2013, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề thảo luận, góp ý về Dự thảo Báo cáo của Chính phủ, đă ̣c biê ̣t thảo luâ ̣n tâ ̣p trung vào mơ ̣t sớ n ội dung Chính phủ quan tâm có liên quan đến Chính phủ (về Chính phủ , chính quyền địa phương, Q́c hơ ̣i, Chủ tịch nước, Tịa án nhân dân tới cao, Hơ ̣i đờng Hiến pháp) và biểu quyết bằng phiếu về mô ̣t số vấn đề. [1]

Như vậy, tiến trình lấy ý kiến nhân dân đối với DTSĐHP được thực hiện từng bước theo kế hoạch cụ thể, rõ ràng và thực hiện trên diện rộng, được sự quan tâm của tất cả các ngành, các cấp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)