Xây dựng DTSĐHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.3. Mục đích, phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

2.4.2. Xây dựng DTSĐHP

Theo thông lệ, việc xây dựng Dự thảo do UBDTSĐHP thực hiện. Sau khi xem xét đề nghị về việc chuẩn bị sửa đổi hiến pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thành lập UBDTSĐHP với thành phần là những người đại diện các cơ quan Nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác, một số chun gia pháp lý có trình độ cao, có kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật… Chủ tịch UBDTSĐHP lần này là Chủ tịch Quốc hội. Có thể nói, với thành phần như vậy, UBDTSĐHP được xem là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc. Uỷ ban này có nhiệm vụ soạn thảo dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp và Tờ trình; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, của các ngành, các cấp, của nhân dân để chỉnh lý dự thảo văn bản trình Quốc hội xem xét, thơng qua.

Việc soạn thảo dự thảo Hiến pháp do UBDTSĐHP đảm nhiệm để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại ba kỳ họp và được tiến hành theo trình tự: tổng kết thực tiễn việc thi hành hiến pháp; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội thuộc phạm vi nội dung cần đề nghị sửa đổi, bổ sung; lập đề cương soạn thảo văn bản, biên soạn dự thảo văn bản; chuẩn bị Tờ trình và tài liệu liên quan đến dự án (Nghị quyết sửa đổi hiến pháp) và trình ra trước kỳ họp Quốc hội. Khác với quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, quy trình sửa đổi hiến pháp khơng có cơng đoạn thẩm định, thẩm tra. [10]

Mơ hình UBDTSĐHP theo cách làm truyền thống đề ra ngay từ Hiến pháp năm 1946 khi quy định ở Điều 70 “Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi”. Mặc dù trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) không quy định về việc thành lập một Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, nhưng điều này đã được lưu giữ và tổ chức trên thực tế khi thực hiện những lần sửa đổi thời gian qua. Tuy nhiên, hạn chế của mơ hình này là: một Ủy ban như vậy có nguy cơ phục vụ cho những định hướng chính trị của các nhà lãnh đạo thay vì phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc phát triển hiến pháp. Thứ nữa, do tính chất chun mơn của Ủy ban mà ở đó rất dễ lạm dụng các thuật ngữ hàn lâm, bác học và cùng với tư duy bảo thủ nghề nghiệp sẽ là một thách thức đối với quần chúng nhân dân khi tham gia góp ý hay phê chuẩn hiến pháp. Do vậy, cần thiết phải mở rộng hơn thành phần của Ủy ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)