Lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 58 - 59)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.3. Mục đích, phạm vi, giới hạn sửa đổi hiến pháp

2.4.3. Lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP

Ở nước ta, đây là thủ tục khơng thể thiếu trong hoạt động lập pháp nói chung và lập hiến, sửa đổi hiến pháp cũng áp dụng nhằm mục đích nâng cao quyền tham gia của nhân dân trong việc sửa đổi hiến pháp, được trao đổi, góp ý kiến, thậm chí tham gia quyết định các vấn đề hiến pháp. Qua hoạt động này, Nhà nước có thể nhận biết được các vấn đề nảy sinh trong xã hội, và cũng có thể đưa các vấn đề tranh cãi, phức tạp cho nhân dân góp ý. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP năm 1992. Việc lấy ý kiến nhân dân ở nước ta tập trung nhất là sau khi dự thảo sửa đổi được công bố để nhân dân, các ngành, các cấp đóng góp ý kiến. Việc lấy ý kiến của nhân dân, các ngành, các cấp được tiến hành sau khi Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến bước đầu vào dự thảo hiến pháp và kết thúc trước khi quốc hội tiến hành thảo luận, thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ý kiến đóng góp của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể nhân dân và nhân dân nói chung được UBDTSĐHP tổng hợp đầy đủ, tổ chức nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện dự thảo văn bản, bảo đảm chất lượng cả về nội dung và hình thức, thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của tồn dân, trình Quốc hội xem xét. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội

đã thảo luận về DTSĐHP năm 1992 được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, việc quy định chỉ lấy ý kiến nhân dân nhân dân vào DTSĐHP, tức là nhân dân chưa được lấy ý kiến đầy đủ, rộng rãi về các vấn đề của hiến pháp trước khi có dự thảo. Thực tế, các cơ quan soạn thảo cũng tổ chức tổng kết việc thi hành hiến pháp, nhưng hoạt động này chủ yếu được thực hiện trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội). Trong khi đó, hoạt động lấy ý kiến nhân dân được thực hiện trong suốt quá trình sửa đổi hiến pháp ở nhiều quốc gia. Có thể thấy, các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân bị bó hẹp trong suốt q trình sửa đổi hiến pháp, thì đến khâu này mới được “cởi nút”. Tuy vậy, do thời gian lấy ý kiến còn ngắn, gấp rút, nên hiệu quả chưa thực chất, nhiều ý kiến cịn thiển cận, khơng bám sát tình hình thực tế. Cho nên, vấn đề đặt ra là, cần bảo đảm trong các khâu sửa đổi hiến pháp, nhân dân được tham gia một cách đầy đủ, rộng khắp, thực sự chứ khơng phải hình thức, khơng chỉ lấy ý kiến nhân dân sau khi có DTSĐHP. [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)