CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam
2.2. Quan điểm, yêu cầu sửa đổi Hiến pháp
2.2.1. Quan điểm sửa đổi Hiến pháp
Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, việc sửa đổi Hiến pháp được tiến hành dựa trên những quan điểm cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi những vẫn đề thực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở, nhận được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.
- Thứ hai, tiếp tục khẳng định bản chất và mơ hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước đã được xác định trong cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Thứ ba, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Thứ tư, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Thứ năm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thứ sáu, sửa đổi hiến pháp là công việc hệ trọng nên phải tiến hành chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan, tổ chức; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc trong quá trình nghiên cứu sửa đổi hiến pháp. [27]
2.2.2. Yêu cầu sửa đổi hiến pháp
Từ thực tiễn thi hành Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và tình hình chính trị - xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước chủ trương đưa ra yêu cầu sửa đổi hiến pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản mang tính
chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Thứ hai, thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) bao gồm: 1/ Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm; 2/ Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; 3/ Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại; 4/ Hệ thống chính trị và vai trị lãnh đạo của Đảng. Trong đó, chú trọng vào những quan điểm, chủ trương tại mục 4 của Cương lĩnh về Hệ thống chính trị và vai trị lãnh đạo của Đảng với những nội dung chính về bản chất của chế độ ta, về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân…
Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để hiến pháp thực sự là đạo luật
cơ bản, có tính ổn định, lâu dài. Trong đó, chú trọng hồn thiện quy trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp, cách thức hiến định, cách sắp xếp bố cục và trình bày các Chương, các chế định trong hiến pháp sao cho phù hợp với nội dung của hiến pháp.
Kỹ thuật lập hiến có vai trị quan trọng trong việc xây dựng cũng như sửa đổi hiến pháp. Nó là nhân tố làm cho một bản văn hiến pháp được thể hiện một cách khoa học, chặt chẽ, logic. Khơng những có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng của hiến pháp mà còn bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực thi hiến pháp sau khi ban hành. Kỹ thuật lập hiến về cơ bản bao gồm 3 yếu tố: Cơ cấu một bản Hiến pháp (cách sắp xếp, quy định các chương, Điều, khoản…); Phạm vi những vấn đề cần phải thể hiện trong hiến pháp, những vấn đề nhất thiết cần phải được quy định trong hiến pháp; Cách diễn đạt nội dung của hiến pháp sao cho rõ ràng, minh bạch nhưng lại đủ bao quát và cụ thể.
Xác định những vấn đề cần quy định trong hiến pháp. Vì hiến pháp là đạo luật gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật quốc gia bởi thế hiến pháp chỉ điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Đó thường là ba nhóm quan hệ cơ bản sau đây: Nhóm quan hệ xã hội cơ bản về chế độ chính trị (chính thể); Nhóm quan hệ xã hội cơ bản giữa Nhà
nước và cá nhân; Nhóm quan hệ xã hội về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hiến pháp chỉ tập trung điều chỉnh ba nhóm quan hệ xã hội nói trên với tư cách là các ngun tắc, các vấn đề có tính nền tảng, cốt tử của một quốc gia; không đưa vào hiến pháp những nội dung khơng có tầm quan trọng cao, hoặc ít xảy ra trong thực tiễn. Cần có sự phân sân giữa hiến pháp và các đạo luật, biết nhường cho luật những quy định chi tiết, cụ thể.
Việc thêm hay bớt những quy định của hiến pháp phải căn cứ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta và tình hình quốc tế đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay.
Về cách thức thể hiện và diễn đạt trong hiến pháp, cần có sự kết hợp giữa cách thể hiện bao quát mang tính khái quát cao với cách thể hiện đủ cụ thể sao cho hiến pháp phát huy hiệu lực trong một thời gian tương đối dài, vừa có quy định điều chỉnh trực tiếp vừa có quy định định hướng mang tính ngun tắc. Khơng có một cơng thức chung cho sự kết hợp này. Tùy thuộc vào tính chất của các vấn đề được đưa vào hiến pháp mà lựa chọn cách thể hiện một cách đủ cụ thể. Đồng thời phải diễn đạt một cách rõ ràng, minh bạch theo ngôn ngữ pháp lý mà không phải là ngơn ngữ chính trị hay văn chương.
Về việc sắp xếp cấu trúc của các chương trong hiến pháp sửa đổi, cần sắp xếp theo hướng những nội dung cấu thành bản chất của hiến pháp theo quan niệm truyền thống cần được đưa lên trước. Những nội dung có tính chất mở rộng phạm vi của hiến pháp nên đưa ra sau. Cùng với điều đó cần đặt lại tên gọi các chương cho chuẩn xác và thống nhất với nội dung của toàn bộ hiến pháp.