Đảm bảo, mở rộng, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 36 - 43)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.4. Sửa đổi Hiến pháp 1992 (lần sửa đổi năm 2001)

2.1.2. Đảm bảo, mở rộng, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân

Từ Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992, các nhà lập hiến Việt Nam đã chú trọng “Hiến pháp hóa” quyền con người, quyền cơng

dân nhằm tạo ra và khơng ngừng hồn thiện cơ sở hiến pháp của việc nghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân ở Việt Nam. Điều đó thể hiện sâu đậm tính nhân văn, tính nhân đạo trong tư tưởng lập hiến vì con người của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như thái độ nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trong việc đảm bảo quyền con người, quyền nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp năm 1992 dù đã sửa đổi năm 2001 vẫn còn tồn tại một số hạn chế đặt trong bối cảnh Nhà nước pháp quyền hiện nay:

- Thứ nhất, cần sửa đổi về kỹ thuật lập hiến ở cả hai phương diện: sửa đổi cách thức thiết lập quyền và sửa chữa sự nhầm lẫn nội hàm quyền con người và quyền công dân.

Cách thức quy định quyền con người và nghĩa vụ công dân trong các hiến pháp nước ta do chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo nên các quyền con người, quyền công dân được quy định theo cách thức thừa nhận, hay nói cách khác là sự ban phát của Nhà nước cho công dân, mà không phải theo một chiều hướng ngược lại, theo cách thức mặc nhiên thừa nhận, Nhà nước không thể khơng thừa nhận mà cịn phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền mà tạo hóa đã ban tặng cho con người trước sự vi phạm của các chủ thể khác, trong đó có chính bản thân Nhà nước. Hầu hết các quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Việt Nam đều quy định dưới dạng Nhà nước thừa nhận quyền này, quyền kia cho cơng dân một cách chủ quan duy ý chí chứ không phải là công dân được hưởng các quyền đó một cách mặc nhiên. Ví dụ, Điều 70 Hiến pháp hiện hành quy định: “Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”. Trong khi đó, cách thức thể hiện quyền con người trong Hiến pháp Mỹ cách đây 200 năm theo lối tư duy hoàn toàn khác: “Quốc hội sẽ không được ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hạn chế tự do ngơn luận, tự do báo chí và quyền của dân chúng hội họp ơn hịa và kiến nghị lên chính phủ các điều khẩn cầu, để bày tỏ những nỗi bất bình của họ”. Quy định như vậy rõ ràng khơng nhằm mục đích ban phát cho người dân

quyên tự do tín ngưỡng hay quyền tự do báo chí, mà chỉ ngăn cấm việc Quốc hội thông qua các đạo luật can thiệp vào những quyền này của cá nhân. Cá nhân thì được tự do, chính quyền thì được làm những gì mà pháp luật cho phép. Nhà nước pháp quyền không ban phát các quyền tự do cho con người mà phải thừa nhận các quyền ấy như một sự thật hiển nhiên. Nhà nước pháp quyền được tạo ra là để che chở, bảo vệ các quyền tự do của cá nhân. Việc quy định quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có tính chất ban phát còn tiềm ẩn một nguy cơ là những quyền không được liệt kê, không được thừa nhận, khơng được ban phát thì lẽ đương nhiên cơng dân sẽ không được hưởng các quyền này. Điều này không phù hợp với sự phát triển của vấn đề nhân quyền. Bởi vì việc liệt kê các quyền con người cụ thể sẽ phủ nhận hay hạ thấp các quyền khác của người dân và quyền con người luôn phát triển theo thời gian. Do đó, việc thay đổi cách thức quy định về quyền con người, quyền cơng dân có một ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền. [2]

Cho nên việc tiếp tục “Hiến pháp hóa” quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Việt Nam sửa đổi đã trở nên cấp thiết, bởi vì: trong 18 năm qua kể từ khi có Hiến pháp năm 1992, việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền côn dân trong năm lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội bằng những văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp còn chưa kịp thời và đồng bộ vì thế nhiều quyền cơng dân trong năm lĩnh vựa này còn thiếu bảo đảm pháp lý cần thiết để thực hiện; do sự hiểu biết của công dân về các quyền hiến định của cơng dân cịn hạn chế, vì thế việc thực hiện quyền đó gặp nhiều khó khăn, thậm chí khơng đúng đắn (ví dụ: việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền thừa kế tài sản, quyền bình đẳng nam, nữ…). Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội theo hướng tích cực và nhịp độ hội nhập quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vựa kinh tế - xã hội, thì nhu cầu của người dân về các lĩnh vực đời sống xã hội cũng ngày càng tăng lên, trong đó có nhiều nhu cầu chính đáng cần được đáp ứng kịp thời như nhu cầu được sống trong môi trường tự

nhiên trong lành, được sử dụng những thực phẩm an toàn và vệ sinh, được bảo đảm các lợi ích khác với tư cách là người tiêu dùng…

Việc quy định các quyền con người trong hiến pháp là rất quan trọng, vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong hiến pháp sửa đổi có thể vẫn sẽ là quyền hình thức nếu khơng được thể chế hóa trong các luật cụ thể.

Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan Nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi, đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi.

Rất nhiều quyền con người trong Hiến pháp hiện hành chỉ được quy định đưới hình thức là quyền cơng dân. Điều 50 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế văn hóa và xã hội được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Tuy nhiên, với cách quy định

này thì dễ dẫn đến việc hiểu không đúng rằng “quyền con người chỉ được thể hiện ở các quyền công dân”. Trên thực tế, quyền con người và quyền công dân không mâu thuẫn nhau nhưng không đồng nhất. Quyền con người bao giờ cũng rộng hơn quyền công dân xét về mặt phạm vi chủ thể lẫn nội dung. Ví dụ, nếu quy định quyền tự do kinh doanh chỉ dưới hình thức là quyền cơng dân như Điều 57 của Hiến pháp hiện hành thì người nước ngồi và người không quốc tịch sẽ không được quyền kinh doanh ở Việt Nam, điều này sẽ đi ngược lại đường lối đổi mới, thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta. Tương tự là các quyền tự do đi lại, cư trú; tự do tín ngưỡng, tơn giáo;… Có thể nói chỉ có các quyền trong lĩnh vực chính trị như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý,… mới là quyền cơng dân thuần túy. Cịn hầu hết các quyền trong lĩnh vực khác thực chất là quyền con người, nếu chỉ quy định dưới hình thức là quyền cơng dân thì sẽ thu hẹp phạm vi chủ thể được

hưởng các quyền. Điều này là không phù hợp với yêu cầu bảo đảm quyên con người trong Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, nên sửa đổi Điều 50 của Hiến pháp (sửa đổi 2001) theo hướng như sau: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tơn trọng và bảo đảm bằng hiến pháp và luật”. Bên cạnh đó, hiến pháp nên quy định các quyền dưới hình thức quyền con người (trừ một số quyền trong lĩnh vực chính trị) theo hướng mặc nhiên thừa nhận. [2]

Thứ hai, về tên gọi và vị trí của chương quyền con người, quyền công dân:

Việc đặt tên chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 2001 vô hình chung đã loại trừ một nhóm chủ thể quyền trong hiến pháp (những người không phải công dân). Để phản ánh đúng nội dung của nó, tên của chương này có thể là Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân [5, tr318].

Bên cạnh đó, nhận thức được vai trị quan trọng của việc quy định các quyền con người trong hiến pháp nên hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt chế định quyền con người, quyền cơng dân ở vị trí thứ hai sau chế định chính thể. Việc đặt chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân ở chương V chưa thể hiện đúng mức nhận thức của Nhà nước về tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền cơng dân. Vì vậy, vị trí của chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 (hiện đang ở vị trí thứ năm) cũng cần được thay đổi (chuyển lên vị trí thứ hai) cho phù hợp. [5, tr318-319].

- Thứ ba, trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), có một số quyền cơng dân được quy định một cách gián tiếp thông qua nghĩa vụ của Nhà nước đối với các quyền đó như quyền nghỉ ngơi, quyền được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (Điều 56); quyền thừa kế (Điều 58); quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (Điều 60); quyền kết hôn theo quy định của pháp luật (Điều 64); quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Điều 71); quyền bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín (điều 73). Ngoài ra quyền bãi nhiệm các đại biểu dân cử của cử tri hiện nay tồn tại dưới dạng “ẩn” (tại khoản 2 Điều 7 Hiến pháp hiện hành) chứ khơng trực tiếp quy định dưới hình thức là một quyền hiến định của công

dân. Hiến pháp cần quy định trực tiếp các quyền này để khẳng định những quyền thiết yếu của công dân trong Nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, hiến pháp cần bổ sung nghĩa vụ của Nhà nước vào quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 52); quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước và quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Điều 53); quyền bầu cử và ứng cử (Điều 54); quyền tự do kinh doanh (Điều 57); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69). Mặt khác, trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ơ nhiễm mơi trường đang có nguy cơ phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và khí hậu trên trái đất, do đó, có thể bổ sung trong hiến pháp quyền được sống trong môi trường thiên nhiên trong sạch và nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ mơi trường.Trong q trình hồn thiện nội dung và hình thức của các quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, một yêu cầu đặt ra là phải “nội luật hóa” trong Hiến pháp các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ký kết hoặc tham gia, bởi vì bảo vệ nhân quyền hiện nay đã mang tính quốc tế, tính tồn cầu. Vì vậy cần hiến định một số điều sau vào Hiến pháp sửa đổi đó là: Quyền sống (Quy định trong các Điều 3 UDHL và Điều 6 ICCPR mà Việt Nam đã là thành viên);

Quyền tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm (Quy định trong Điều 18 của UDHL và

ICCPR); Quyền tiếp cận thông tin (sửa đổi điều 69 Hiến pháp 1992 để tương thích với pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật Việt Nam); quy định cấm tra tấn, đối

xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (đây là một trong những quy định rất quan

trọng trong luật nhân quyền quốc tế, được đề cập rất nhiều trong các văn kiện như UDHR, ICCPR, CRC-Công ước về quyền trẻ em…; quy định cấm chế độ nô lệ, nô

dịch hoặc cưỡng bức lao động… [2]

- Thứ tư, nhiều quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) chỉ mới có hiệu lực pháp lý chứ chưa có hiệu lực thực tế. Ví dụ quyền bỏ phiếu khi Nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý (Điều 53), quyền biểu tình (Điều 69)… đã có hiệu lực pháp lý từ năm 1992 nhưng chưa bao giờ được thực thi

trên thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà nước ta chưa sớm ban hành luật trưng cầu dân ý, luật biểu tình để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thi hiện các quyền hiến định của công dân. Để rút ngắn khoảng cách giữa hiến pháp pháp lý và hiến pháp thực tế, thiết nghĩ nên xây dựng Dự án luật thi hành các quyền mới của công dân để cho quốc hội thông qua ngay sau khi thông qua hiến pháp; hoặc ấn định ngay trong hiến pháp một lộ trình có hiệu lực của các quyền mới như Điều 329 của Hiến pháp Thái Lan hiện hành.

- Thứ năm, hiện nay chúng ta chưa có một cơ quan chuyên trách để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp nói chung và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp nói riêng. [2] Vì vậy, việc vi phạm quyền con người, quyền cơng dân vẫn xảy ra. Ví dụ điển hình là Thơng tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/1/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký một môtô hoặc xe gắn máy là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 của Hiến pháp năm 1992: “Cơng dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất…”. Phải hai năm sau, khi người dân ở thành phố Hà Nội và người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh khốn khó vì quy định vi hiến nói trên đã bị dư luận đồng loạt lên tiếng, Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 17/2005/TT-BCA ngày 21/11/2005 bãi bỏ quy định trái hiến pháp này… do đó, trong Nhà nước pháp quyền cần thành lập một cơ quan chuyên trách để giám sát tính hợp hiến trong hành vi và trong các văn bản pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền; đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp được xác định là vi hiến. Từ đó sẽ góp phần bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và tạo ra một chế độ hiến pháp thực sự trong Nhà nước pháp quyền.

Như vậy, để thực hiện được một chương trình cải tổ thực thụ, bảo đảm các quyền tự do và nhân quyền cơ bản, bản hiến pháp phải đáp ứng được các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của các công ước, hiệp ước quốc tế về nhân quyền đồng thời đảm bảo khả năng thực thi pháp lý của các điều khoản đó trong lãnh thổ Việt Nam. Bản hiến pháp cần có các điều khoản quy định rằng bất cứ sự hạn chế nào đối với nhân quyền và quyền tự do chỉ có thể là

điều kiện cần thiết trong một xã hội dân chủ, và không cho phép các cơ quan Nhà nước hay tòa án được vi phạm các quyền con người đã được quốc tế công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)