Về hiệu lực và việc sửa đổi hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.6. Một số điểm mới của Hiến pháp 2013

2.6.3. Về hiệu lực và việc sửa đổi hiến pháp

Những quy định về hiệu lực và việc sửa đổi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các Điều 146 và Điều 147 của Hiến pháp năm 2001.

Điều 119 kế thừa quy định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt

Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp” như Điều 146 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), nhưng bổ

rõ “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. [13]

Nếu như Điều 147 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định là chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Điều 120 quy định cụ thể quy trình "làm hiến pháp", sửa đổi hiến pháp, trong đó nêu rằng:

“Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về hiến pháp do Quốc hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của hiến pháp do Quốc hội quyết định”.

Như vậy, sáng quyền sửa đổi hiến pháp đã được mở rộng cho các chủ thể khác như Chủ tịch Nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và ngoài Quốc hội thì nhân dân cũng là chủ thể quan trọng có quyền sửa đổi hiến pháp.

Bản Hiến pháp Quốc hội thông qua lần này là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy, nghiêm túc chắt lọc tinh hoa trí tuệ của toàn dân, có tiếp thu ý kiến của cử tri trong và ngoài nước, các chuyên gia, nhà khoa học, các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị của các vị đại biểu Quốc hội. Do đó, bản Hiến pháp sửa đổi lần này thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của số đông nhân dân.

CHƢƠNG III

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)