Tổng hợp các ý kiến nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

2. Sửa đổi hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam

2.5. Sự tham gia của nhân dân trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992

2.5.4. Tổng hợp các ý kiến nhân dân

Qua kết quả tổng hợp cho thấy, trong cả nước đã tổ chức 28.014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của tập thể, cá nhân, Tổng số lượt ý kiến góp ý cụ thể: Lời nói đầu: 1.828.585; Chương I: 1.838.062; Chương II: 5.634.279; Chương III: 1.941.553; Chương IV: 433.008; Chương V: 1.517.335; Chương VI: 725.640; Chương VII: 551.837; Chương VIII: 1.272.267; Chương IX: 1.021.819; Chương X: 845.371; Chương XI: 722.311 [1].

Trong khuôn khổ của một luận văn nhỏ, tác giả chỉ tổng hợp ý kiến của nhân dân về một số vấn đề mà nhân dân tập trung phản ánh như: Tổ chức quyền lực Nhà nước; quyền con người, quyền công dân.

Ý kiến của nhân dân về tổ chức quyền lực Nhà nước

Vấn đề được nhân dân góp ý nhiều nhất là bổ sung nguyên tắc “kiểm soát” quyền lực Nhà nước, một nguyên tắc mới được quy định trong DTSĐHP lần này.

Cùng với đó là các ý kiến về chủ quyền nhân dân; về bộ máy Nhà nước… Trong số đó, phải kể đến một số ý kiến như:

- Chính thể của nước ta là Cộng hòa XHCN Việt Nam, là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” theo tinh thần của Cương lĩnh; khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Ðảng và Ðảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Quy định rõ các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước; khẳng định Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bổ sung quy định về nền hành chính quốc gia, chế độ cơng vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân; khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; [1]

- Về Quốc hội: cần cân nhắc khi ghi nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước, vì quy định như vậy sẽ mâu thuẫn với tinh thần của Điều 2 (Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân). Đối với chức năng lập pháp của Quốc hội, cần thể hiện rõ Quốc hội là cơ quan thông qua luật/xây dựng/ban hành luật chứ không phải cơ quan duy nhất làm luật; đảm bảo nguyên tắc Quốc hội quyết định chính sách cịn Chính phủ là cơ quan thực hiện, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt cần thiết cho Chính phủ; Chức năng giải thích Hiến pháp, luật nên trao cho

Hội đồng Hiến pháp; Quy định thẩm quyền của Quốc hội trong thành lập, giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Cần nghiên cứu bổ sung quyền của Quốc hội thành lập Tòa án đặc biệt; Cần xác định rõ những vấn đề nào do Hiến pháp quy định, còn những vấn đề cụ thể khác do luật quy định. [1]

- Về Chính phủ: đề nghị quy định cụ thể “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp”. Hành pháp bao gồm quản lý hành chính Nhà nước, hoạch định và điều hành chính sách trong khn khổ hành pháp; Đồng thời nhiều ý kiến đề nghị bổ sung vào Hiến pháp quy định về “từ chức”, nếu một khi Chính phủ khơng xứng đáng, thì Chính phủ bị giải tán. Tăng trách nhiệm và chế độ báo cáo thường xuyên của các chức danh trong Chính phủ… [1]

- Về Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân: bổ sung nội dung thẩm quyền cho đúng với lĩnh vực hoạt động của Tòa án, đồng thời rút bớt những nội dung chuyển sang điều khác cho phù hợp hơn; đảo chức năng thực hiện quyền tư pháp lên trước chức năng xét xử, vì “xét xử” là một bộ phận của hoạt động tư pháp, Tịa án khơng chỉ duy nhất làm cơng tác xét xử mà cịn thực hiện một số quyền năng khác; Ngồi chức năng cơng tố, đề nghị bổ sung “Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tư pháp”, tăng thực quyền của Viện kiểm sát bằng việc bổ sung quy định Nhà nước và nhân dân phải tôn trọng các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát… [1]

- Bên cạnh nhiều ý kiến đề nghị và tán thành việc thành lập Hội đồng Hiến pháp thì nhiều ý kiến khác của nhân dân cũng đưa ra ý kiến cần thành lập Tịa án Hiến pháp (có tính độc lập và chun nghiệp, có chức năng phán quyết) thay cho Hội đồng Hiến pháp quy định trong DTSĐHP để việc bảo vệ Hiến pháp được hiệu quả hơn và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”… [1]

Do quyền con người và quyền công dân là đa dạng phong phú, liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nên đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm góp ý của đơng đảo nhân dân, trong đó có các nhà khoa học, các chuyên gia tâm huyết đưa ra những luận điểm thuyết phục mong muốn rằng Hiến pháp sửa đổi sẽ ghi nhận, mở rộng và đảm bảo các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được thực thi trên thực tế… việc đưa các nội dung liên quan đến vấn đề quyền con người và quyền công dân vào DTSĐHP tập trung đề xuất sửa đổi, bổ sung vào một số nội dung chính sau:

(1) Các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp cần phù hợp với các tiêu chuẩn phổ cập, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, có cân nhắc tới các điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đang hướng tới tham gia như Tuyên bố về quyền con người của Liên hợp quốc (UNHR), Cơng ước về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), Cơng ước về các quyền kinh tế, văn hố, xã hội (ICESCR)... (ví dụ: Điều 15 bổ sung khoản 3 bằng việc sửa đổi khoản 2 Điều 16, Điều 17, Điều 21, Điều 22, Điều 29, Điều 32, Điều 42...). [1]

(2) Các quyền con người, quyền công dân cần được phân định rõ ràng, tách bạch, cần được sắp xếp theo trật tự nhất định, bảo đảm tính xuyên suốt, bố cục quyền con người trước đến quyền công dân. Cân nhắc sắp xếp theo từng nhóm quyền về chính trị, về dân sự, kinh tế, văn hóa .

(3) Về nguyên tắc trao quyền và hạn chế quyền cũng như mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ: Các ý kiến đều khẳng định việc trao quyền có thể được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, còn việc hạn chế các quyền phải do Hiến pháp và luật quy định. Việc hạn chế đó nên được quy định đối với từng quyền cụ thể, không nên quy định chung về việc hạn chế. Nội dung này đòi hỏi phải chỉnh sửa các quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 24.

(4) Quy định về quyền trưng cầu dân ý chưa thể hiện được quyền công dân. Đã là quyền thì cơng dân có quyền u cầu tổ chức trưng cầu dân ý và được trưng cầu dân ý trong những trường hợp hiến định, luật định, khơng phải khi Nhà nước tổ chức mới có quyền. Nhiều chuyên gia pháp luật, nhiều nhà khoa học, các Đại biểu

Quốc hội đề nghị bổ sung “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với Hiến pháp và các vấn đề trọng đại của đất nước, xác lập nguyên tắc các vấn đề trọng đại nhất thiết phải đưa ra cho nhân dân phúc quyết để làm cơ sở xây dựng một đạo luật quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền phúc quyết của toàn dân (Điều 28, Điều 30). Nhiều ý kiến đề nghị ghép Điều 28 và Điều 30 thành một điều chung quy định về các quyền về dân chủ trực tiếp như quyền bầu cử, quyền lấy ý kiến, trưng cầu dân ý và quyền phúc quyết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị bổ sung một điều riêng quy định việc trưng cầu ý dân và điều này cần được nhanh chóng cụ thể hóa trong một đạo luật của Quốc hội. [1]

(5) Cần làm rõ hơn một số quyền, ví dụ về quyền sống và quy định về quyền sống phải đưa đưa lên vị trí đầu tiên trong các quyền cơ bản của con người và khẳng định khái niệm bình đẳng đối với mọi giới không chỉ giới hạn ở giới nam và nữ (Điều 17, 21, 22, 24, 27, 29 và Điều 32).

(6) Đề nghị bổ sung một điều quy định về thiết chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (có thể là Ủy ban về quyền con người thuộc Quốc hội) vì chế định này rất cần thiết để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được bảo vệ và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Việc bổ sung này phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về cơ bản, việc tổ chức lấy ý kiến về DTSĐHP được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, đúng tiến độ, chất lượng, thiết thực, tiết kiệm, bám sát Kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 6, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của UBDTSĐHP, của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân… Lần đầu tiên cánh cửa thu nhận ý kiến góp ý của người dân mở rộng, khuyến khích trong nhân dân ở tất cả mọi tầng lớp (người nghèo, người khuyết tật…), các nhóm người, nhóm chính trị - xã hội… Nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân được tập hợp, tổng hợp tương đối đầy đủ, chính xác, thể hiện tinh thần cầu thị. Việc tập hợp ý kiến tham gia vào DTSĐHP đã được tổ chức dưới nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất

để mọi cá nhân đều có thể bày tỏ, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình cũng như có những phân tích luận giải thấu tình đạt lý nhằm hạn chế việc lợi dụng góp ý vào DTSĐHP để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Tuy nhiên, việc lấy ý kiến về DTSĐHP còn gặp phải một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc sau đây:

Thứ nhất, việc tổ chức lấy ý kiến về DTSĐHP được tiến hành trong thời gian

tương đối gấp (thời gian ngắn: 03 tháng), do vậy, việc bố trí nhân lực và huy động sự tham gia của các đối tượng lấy ý kiến gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện đối tượng lấy ý kiến tham gia rộng, khối lượng công việc phải thực hiện lớn, trong khi nguồn lực có hạn. Bởi thế, ý kiến góp ý của nhân dân còn hời hợt, chưa thực sự tâm huyết bởi vì thời gian nghiên cứu khơng nhiều.

Mặc dù hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có giá trị tối thượng, là nền tảng pháp lý của quốc gia, nhưng thời gian lấy ý kiến nhân dân vào DTSĐHP diễn ra trong thời gián quá ngắn, nguồn ý kiến bởi thế chưa phong phú, chưa sắc sảo và không phản ánh được hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, do vậy, việc lấy ý kiến cịn hình thức, đặc biệt là lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Hơn nữa, có một thực tế là, trong hiến pháp mặc dù có quy định tham vấn nhân dân là thủ tục bắt buộc trong quy trình sửa đổi hiến pháp nhưng, cả hiến pháp và luật hiện hành đều khơng có chế định nào quy định rõ phải tiếp thu ý kiến của cá nhân, cộng đồng hay tổ chức. Vậy ý kiến nhân dân nếu có, đặc biệt là trường hợp trái với DTSĐHP thì UBDTSĐHP tiếp thu đến đâu? ghi nhận như thế nào?...Chỉ khi có những quy định trả lời rõ ràng những câu hỏi đó thì việc lấy ý kiến nhân dân mới có ý nghĩa thiết thực, ý kiến nhân dân mới có giá trị ghi nhận.

Thứ hai, do trình độ dân trí khơng đồng đều, đặc biệt là ở những nơi trình độ

dân trí chưa cao, tại các vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, nên cơng tác tuyên truyền, phổ biến khó khăn, sự quan tâm và tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân cũng còn hạn chế, một số vùng trình độ dân trí thấp cịn xảy ra hiện tượng “mớm ý kiến” hoặc ý kiến góp ý mang tính chất cục bộ…

Thứ ba, do khơng có hướng dẫn sớm về tập hợp, tổng hợp ý kiến của nhân dân

nên nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động tiến hành việc tập hợp, tổng hợp ý kiến theo cách thức khác nhau, cho đến khi UBDTSĐHP pháp năm 1992 ban hành Hướng dẫn số 239/HD-UBDTSĐHP ngày 23/02/2013 thì các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành hướng dẫn và tập hợp, tổng hợp lại, gây mất thời gian và công sức.

Điều quan trọng nhất của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là những ý kiến của họ (nếu có) được ghi nhận đến đâu trong Hiến pháp sửa đổi? Có một thực tế tồn tại ở Việt Nam đó là, việc lấy ý kiến nhân dân vẫn cứ tổ chức, nhưng những ý kiến tha thiết của họ có bắt buộc ghi nhận, công nhận hay không lại không được quy định rõ ràng ở bất cứ một điều luật nào trong rừng luật của Việt Nam. Sở dĩ còn nhiều ý kiến nhận định, việc lấy ý kiến nhân dân vào DTSĐHP cịn hình thức là bởi lẽ, các ý kiến của nhân dân mặc dù được tập hợp đầy đủ nhưng lại chưa được ghi nhận trong Hiến pháp sửa đổi. Thậm chí có nhiều ý kiến của nhân dân khơng được đưa ra thảo luận để thơng qua. Tơi sẽ phân tích ở những phần sau của luận văn.

Sửa đổi hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia. Ở nước ta, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng hiến pháp và sửa đổi hiến pháp. Trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành, sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992 (năm 2001) đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Với mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với hiến pháp và thi hành hiến pháp. Đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến ở tất cả các Nội dung trong toàn bộ DTSĐHP, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ và môi trường; bảo về Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của hiến pháp và quy trình sửa đổi hiến pháp; Kỹ thuật trình bày các quy định của hiến pháp, đã phản

ánh được những tâm tư nguyện vọng của họ nhằm xây dựng một hiến pháp tốt hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sửa đổi hiến pháp ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa đổi hiến pháp 2013 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)