Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 35 - 37)

phận của bị cáo (vơ tội hay có tội và áp dụng hình phạt đối với họ).

Vì vậy, có thể nói ngun tắc tranh tụng chính là cơ sở pháp lý khơng chỉ tạo sự bình đẳng về thế và lực giữa bên buộc tội (CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên là các chủ thể thực thi quyền lực nhà nước) và bên bị buộc tội (người bị buộc tội, người bào chữa là các chủ thể luôn ở địa vị yếu thế hơn) mà còn đề cao vai trò trọng tài của Tịa án. Nếu khơng có ngun tắc này thì sẽ khơng có sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế, và khi đó ngun tắc SĐVT sẽ khơng thể phát huy được hiệu quả của mình.

1.2.2. Nguyên tắc suy đốn vơ tội và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa bào chữa

Bảo đảm quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng của TTHS thể hiện bản chất dân chủ của nền tư pháp hiện đại. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo thực hiện đầy đủ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (Luật sư, bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý,...) bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giai đoạn của quá trình TTHS. Sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là của Luật sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cần thiết để bảo đảm sự bình đẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong các giai đoạn của q trình TTHS nói chung và tại phiên tịa nói riêng. Chính vì lẽ đó, các văn bản pháp luật quốc tế khơng chỉ khẳng định rõ mà còn đề ra những yêu cầu cụ thể đối với nguyên tắc này: Bị can, bị cáo có quyền được thông báo không chậm trễ và chi tiết… về bản chất và lý do bị buộc tội; được bảo đảm đủ thời gian phù hợp và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; Được có mặt trong khi xét xử, được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về mặt pháp lý do mình lựa chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được thơng báo về

quyền này; trong trường hợp do lợi ích của cơng lý địi hỏi phải bố trí cho người đó một sự trợ giúp pháp lý miễn phí nếu họ khơng có điều kiện trả tiền... [30]; có quyền liên lạc với Luật sư để tham khảo ý kiến; việc tiếp xúc với Luật sư phải ngoài tầm nghe của quan chức pháp luật... [32]. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Hiến pháp năm 2013 (khoản 4 Điều 31) và BLTTHS năm 2003 (Điều 11) của nước ta quy định bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS.

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự ở nước ta những năm gần đây cho thấy nhìn chung việc đảm bảo quyền bảo chữa của người bị buộc tội đã được chú trọng hơn (như cho phép người bào chữa có mặt ngay từ khi tạm giữ người bị tình nghi). Tuy nhiên, trên thực tế người bào chữa gặp rất nhiều trở ngại từ phía CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, ép cung, dùng nhục hình dẫn đến làm oan người vơ tội đã và đang gây nhiều bất bình và bức xúc trong dư luận xã hội.

Mặt khác, theo quy định của BLTTHS năm 2003 (Điều 56) thì chỉ có ba loại đối tượng (Luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân) mới có thể được lựa chọn là người bào chữa. Chúng tôi cho rằng quy định này đã quá bó hẹp phạm vi các đối tượng để bị can, bị cáo có thể lựa chọn làm người bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến tháng 9/2014 ở nước ta có 11.285 Luật sư hành nghề (bao gồm cả Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng), tính bình qn gần 10.000 dân mới có 01 Luật sư [28] nhưng lại tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi trên thực tế có rất nhiều người (anh em, người thân, bạn bè,… của người bị buộc tội) có trình độ pháp lý, có đạo đức và nhiệt tình nhưng họ khơng thể làm người bào chữa vì khơng phải là Luật sư. Quy định này đã gây lãng phí nguồn lực và làm hạn chế quyền

bào chữa của người bị buộc tội. Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa khơng có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ có quyền thu thập đồ vật, tài liệu… và các đồ vật, tài liệu này có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào sự đánh giá của các chủ thể tiến hành tố tụng.

Ngày nay nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong TTHS được đặt ngang với nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm. Vì vậy, để phù hợp với các nguyên tắc hiến định mới, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội cần được cụ thể hóa đầy đủ trong BLTTHS sửa đổi theo hướng mở rộng sự tham gia của người bào chữa (Luật sư và những người khác) đối với tất cả các loại tội phạm; khơng chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả người thân thích của họ (trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam) cũng có quyền mời Luật sư. Mặt khác, cũng cần xác lập sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong thu thập chứng cứ cũng như cơ chế bảo đảm để người bào chữa có thể tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong việc bảo vệ cơng lý, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)