Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 68 - 73)

định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003 cũng cho thấy công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW đã triển khai nhiều năm nhưng hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động TTHS nói riêng vẫn chưa tạo được sự chuyển biến mang tính đột phá, cịn q nhiều hạn chế, thiếu sót; tình trạng làm oan sai người vơ tội vẫn tiếp tục xảy ra đã và đang gây nhiều bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự minh bạch, công bằng của pháp luật... Việc nhận thức và áp dụng các quy định của BLTTHS nói chung và các quy định về SĐVT nói riêng cịn nhiều bất cập, khơng thống nhất, thậm chí có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thể hiện ở một số vấn đề sau:

1) Theo nguyên tắc SĐVT thì bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội; được coi là vơ tội cho đến khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có HLPL; Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra vẫn diễn ra khá phổ biến tại nhiều địa phương dẫn đến làm oan khơng ít người vơ tội. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ điển hình về thực trạng này vì ngay từ

ban đầu, CQĐT đã định kiến cho rằng ơng Chấn chính là người phạm tội. Trong suốt quá trình điều tra vụ án, các Điều tra viên đã có hành vi bức cung, mớm cung, dùng nhục hình, bắt ơng Chấn phải nhận tội giết người và hỏi cung theo hướng buộc tội. Nhiều chứng cứ, tài liệu (hiện trường, nhân chứng) gỡ tội nhưng không được xác minh làm rõ. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn phủ nhận các lời nhận tội ở giai đoạn điều tra với lý do bị ép cung, mớm cung và khẳng định mình khơng thực hiện hành vi giết người. Mặc dù các chứng cứ buộc tội thiếu logic, có mâu thuẫn về thời gian, về vật chứng, dấu vết; nhiều chứng cứ, tài liệu gỡ tội khơng được Tịa sơ thẩm và phúc thẩm thẩm tra, xác minh làm rõ nhưng HĐXX vẫn ra bản án kết tội Nguyễn Thanh Chấn phạm tội "giết người"...

2) Theo nguyên tắc tranh tụng, thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về chức năng buộc tội và do các chủ thể của bên buộc tội thực hiện, còn Tòa án (HĐXX) thực hiện quyền tư pháp (chức năng xét xử) nên khơng có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tịa án (Điều 10) và HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án... (Điều 207). Vì vậy, trên thực tế tại phiên tịa, việc chứng minh tội phạm chủ yếu do HĐXX (Chủ tọa phiên tòa) thực hiện. Trong nhiều phiên tòa HĐXX thường đứng về bên công tố để buộc tội bị cáo hoặc có thái độ khơng vơ tư khách quan hoặc áp đặt, mớm cung buộc bị cáo phải thừa nhận những lời khai nhận tội của mình ở giai đoạn điều tra, thậm chí đối xử với bị cáo như là người có tội...

3) Thực tiễn TTHS cho thấy không chỉ CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên mà cả Tòa án/ Thẩm phán thường áp dụng nguyên tắc SĐVT theo hướng ngược lại: "suy đốn có tội", tức là ln có định kiến bị cáo là người có tội. Về thực trạng này đại biểu Lê Thị Nga đã thẳng thắn chỉ ra trong kỳ họp Quốc hội:

Việc "suy đốn có tội" diễn ra phổ biến trong hoạt động tư pháp... Trong một số vụ việc, cán bộ dùng mọi biện pháp kể cả vũ lực buộc nghi can nhận tội, sau đó hợp thức hóa chứng cứ cho phù hợp với diễn biến lời nhận tội. Đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua [19].

Cho đến nay khơng ít Thẩm phán vẫn có thói quen và tư duy "trọng

chứng hơn trọng cung", quá tin vào chứng cứ có trong hồ sơ, chỉ chú trọng

đến các chứng cứ buộc tội do VKS đưa ra. Một tình trạng khá phổ biến là tại khơng ít phiên tịa Kiểm sát viên khơng nghiêm túc tranh luận, đối đáp lại ý kiến của những người tham gia tranh tụng… nhưng Chủ tọa bỏ qua không yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến chưa được đề cập tới... [6]. Đối với những vụ án khơng có người bào chữa, ý kiến tranh luận, bào chữa của bị cáo chủ yếu là: "Bị cáo khơng có ý kiến gì" hoặc "Đề nghị Tịa xem xét giảm nhẹ..." hoặc nếu có kêu oan thì cũng khơng nêu được lý do và các chứng cứ

để bào chữa cho mình... Phần lớn các vụ án hình sự được xét xử theo kiểu "án

bỏ túi" - bản án đã chuẩn bị sẵn từ trước khơng quan tâm đến những tình tiết

quan trọng được điều tra xác minh cơng khai tại phiên tịa [34].

4) Theo quy định của BLTTHS, thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa,... đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật; đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tịa án. Tịa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án (Điều 19). Tuy nhiên, sự bình đẳng này khơng được đảm bảo cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong việc BLTTHS quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên) ln có ưu thế hơn so với các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên bị buộc tội. Một biểu hiện rõ nét khác về sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa là hình thức tổ chức các phiên tịa hình sự ở nước ta trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, theo đó vị trí ngồi của bên buộc tội (Công tố viên - ngang với HĐXX), cịn vị trí của bên bị buộc tội

(người bào chữa và bị cáo) ở phía dưới. Sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện ở sự hiện hữu của chiếc "vành móng ngựa" - vị trí "dành riêng" cho bị cáo đồng thời cũng là biểu tượng về sự định kiến của Tòa án đối với bị cáo: Khi ở vị trí này bị cáo đã "đương nhiên" bị coi là có tội, mặc dù vụ án đang được xét xử.

5) Tòa án (HĐXX) thực hiện chức năng xét xử và là người trọng tài khách quan, vô tư giữa bên buộc tội và bên bào chữa để ra phán quyết công minh về vụ án. Vì vậy, về nguyên tắc tại phiên tịa các chứng cứ buộc tội có đến đâu thì Tịa án (HĐXX) kết tội đến đó và nếu khơng đủ chứng cứ buộc tội thì phải tuyên bố bị cáo vô tội. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS thì trong các trường hợp cịn thiếu những chứng cứ quan trọng mà khơng thể bổ sung được tại phiên tịa, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác thì Tịa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179); Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác (kể cả nặng hơn) với khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật (Điều 196); Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì HĐXX vẫn giải quyết tồn bộ vụ án; nếu thấy việc rút toàn bộ quyết định truy tố và có căn cứ xác định bị cáo khơng phạm tội thì HĐXX tun bố bị cáo khơng có tội; nếu thấy việc rút này là khơng cịn căn cứ thì tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp (Điều 221 và Điều 218)... Chúng tôi cho rằng các quy định này của BLTTHS là trái với nguyên tắc SĐVT và tranh tụng, vơ hình chung đã biến Tịa án thành cơ quan buộc tội thứ ba (cùng với CQĐT và VKS) nhằm buộc tội đến cùng đối với bị can, bị cáo.

6) Tòa án (Thẩm phán, Hội thẩm) độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc của pháp luật quốc tế và Luật TTHS Việt Nam (Điều 16 BLTTHS). Đây cũng là một trong những bảo đảm quan trọng để nguyên tắc SĐVT được khả thi của trên thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này thường xuyên bị vi phạm từ nhiều phía với các hình thức rất đa dạng. Đây là một thực trạng đáng báo động đã được những người có trách nhiệm cũng như dư luận xã hội thẳng thắn chỉ ra: Nền tư pháp của nước ta quá nhiều khiếm

khuyết khi hệ thống Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, dẫn đến tình trạng cả Chánh án cũng bị chi phối bởi các ý kiến của Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương nơi Tịa án đặt trụ sở, bị ràng buộc bởi các mối quan hệ chằng chịt... Mối quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán ở Việt Nam giống như quan hệ Thủ trưởng - nhân viên, (chứ khơng phải là giữa các Quan tịa vốn phải có vị thế bình đẳng...). Thẩm phán, Hội thẩm làm sao có thể "độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật…" khi chế độ "duyệt án, báo

cáo án, thỉnh thị án" vẫn đương nhiên tồn tại trong hoạt động xét xử của các

TAND không chỉ ở địa phương mà cả ở cấp Trung ương. Thực tiễn cũng cho thấy hoạt động xét xử của Tịa án ở các địa phương, khơng nơi nào là khơng có sự tác động nhưng sự tác động này rất khó chứng minh, chủ yếu chỉ là một cái vỗ vai, một lời nói nhỏ... [64]. Vì vậy, khó có cơ sở thuyết phục để phản bác ý kiến cho rằng Thẩm phán ở nước ta khơng độc lập tí nào và sợ đủ thứ "sợ từ ông nhân viên kho bạc, sợ cả Công an và Công tố, sợ các quy định về thi đua, sợ địa phương không cấp đất làm trụ sở, làm nhà, đủ thứ..." [62].

7) Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (BLTTHS, Luật tổ chức TAND,...) đều long trọng khẳng định và ghi nhận rất rõ ràng: "Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi... có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật...". Tuy nhiên, trên thực tế thì từ trước tới nay nguyên tắc này không được các cơ quan truyền thơng và báo chí ở nước ta tơn trọng, tuân thủ khi đưa tin về các vụ án xảy ra. Ví dụ: Trong các vụ thảm sát ở Bình Phước, Nghệ An và nhiều vụ án khác xảy ra gần đây, nhiều bài báo cứ "vơ tư" thay Tịa án kết tội nghi phạm vừa bị bắt khi gọi họ là hung thủ, sát thủ (thậm chí cịn ấn định cả mức hình phạt tử hình hoặc chung thân đối với họ) và truy xét về thân nhân, gia đình họ... Tình trạng này khơng chỉ gây áp lực đối với cơ quan tố tụng, đặc biệt là Tòa án khi xét xử vụ án mà còn tác động rất lớn đến gia đình, thân nhân của người bị bắt.

Có thể nói, những biểu hiện nêu trên ở mức độ khác nhau đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc SĐVT, xâm phạm quyền con người theo Công ước

quốc tế năm 1966. Nhiều quốc gia thậm chí khơng cho phép báo đài chụp ảnh nghi phạm, bị can hoặc đưa tin mang nội dung kết tội bị cáo khi chưa có phán quyết kết tội của Tịa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)