BLTTHS năm 2003 đã bổ sung một số quy định về xét hỏi, về tranh luận nhằm nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên, đồng thời quy định rõ hơn quyền của các chủ thể khác trong tranh luận, trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu nhằm bảo đảm việc tranh luận tại phiên tịa được dân chủ, bình đẳng, cơng khai giúp Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án, cụ thể là:
* Về xét hỏi: Bổ sung một số quy định nhằm phát huy tính chủ động
của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và các chủ thể khác theo chức năng tố tụng của họ như: Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết liên quan đến việc buộc tội cũng như gỡ tội đối với bị cáo; người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người khác có quyền đề nghị với Chủ tọa hỏi thêm về
những tình tiết liên quan đến họ (khoản 3 Điều 209); Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia phiên tịa có quyền hỏi thêm về những điểm mà các đương sự trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn (Điều 210); hỏi thêm người làm chứng (Điều 211); có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan (Điều 213);...
* Về tranh luận: Các quy định về tranh luận, đối đáp cũng được bổ sung một số nội dung mới, cụ thể là:
- Điều 217: bổ sung quy định: "Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ
vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo... và những người tham gia tố tụng khác..." (khoản 1); Quyền trình bày, bổ sung ý kiến của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự (khoản 3).
- Điều 218: Được bổ sung nội dung mới: Bị cáo, người bào chữa,
những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội... và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến…; Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến...; Có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến... chưa được Kiểm sát viên tranh luận...
Như vậy, có thể thấy so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên bào chữa và của HĐXX trong xét hỏi, tranh luận, đối đáp... nhằm khắc phục tình trạng Kiểm sát viên đối đáp qua loa, chiếu lệ khi tranh luận, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của HĐXX và của Chủ tọa trong điều khiển tranh luận và bảo đảm cho các bên tranh tụng dân chủ, công khai về tất cả các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, làm cơ sở để HĐXX ra phán quyết công minh, khách quan về vụ án. Bộ luật bước đầu đã thể chế hóa kịp thời yêu cầu về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW:
"Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng..., trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo,... để ra bản án, quyết định đúng pháp luật..." [12].