Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong áp dụng các quy định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 73 - 77)

các quy định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Thực trạng những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến SĐVT nêu trên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau đây:

1) Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất của những bất cập, hạn chế này trước hết là do BLTTHS được xây dựng quá gấp rút, vội vàng nhằm thể chế hóa kịp thời quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW nên các quy định cụ thể của BLTTHS được sửa đổi bổ sung mang tính chắp vá, khơng cơ bản, đồng bộ. Điều đó trước hết thể hiện ở chỗ BLTTHS năm 2003 quy định quá nhiều nguyên tắc (30 nguyên tắc) trong đó nhiều quy định khơng phải là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng đối với quá trình TTHS và xây dựng pháp luật dẫn đến sự tản mạn, trùng lắp về nội dung và thể hiện không đầy đủ nội dung (yêu cầu) của các nguyên tắc cơ bản của TTHS [85, tr. 7]. Mặt khác, BLTTHS không ghi nhận một số nguyên tắc quan trọng và cơ bản của TTHS (như: nguyên tắc tranh tụng). Một số nguyên tắc cơ bản khác (như nguyên tắc SĐVT; xác định sự thật của vụ án; bảo đảm quyền bào chữa;...) tuy được ghi nhận trong Bộ luật nhưng nội dung (yêu cầu) của mỗi nguyên tắc này lại không được thể hiện đầy đủ, cụ thể và rõ ràng...

Việc cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của TTHS trong các quy định cụ thể của BLTTHS (về chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng; về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể; về trình tự thủ tục xét xử;...) không đầy đủ, cụ thể và rõ ràng và không phù hợp với các chức năng cơ bản trong TTHS dẫn đến việc nhận thức và áp dụng không đúng và thống nhất giữa các chủ thể trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

2) Trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ tư pháp còn hạn chế, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, không cập nhật kiến thức thường xuyên. Đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vừa thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về chất lượng. Sự nhận thức và áp dụng các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc SĐVT không đầy đủ và thống nhất giữa các cơ quan và những người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, một số cán bộ tư pháp sa sút về phẩm chất, đạo đức, nhận hối lộ, tắc trách, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ... Đáng chú ý là nhiều Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán vẫn có biểu hiện áp dụng nguyên tắc "suy đốn vơ tội" theo hướng "suy đốn có tội", bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo... Từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội, thậm chí ép cung, mớm cung, dùng nhục hình đối với họ. Trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nếu ngay từ đầu nguyên tắc SĐVT được tôn trọng và tn thủ thì sẽ khơng có chuyện CQĐT dựng lại hiện trường sai lệch để cố chứng minh ông Chấn phạm tội, dẫn tới xét xử oan sai [34, tr. 4].

3) TTHS Việt Nam là tố tụng thẩm vấn, mọi diễn biến của vụ án hình sự đã được "viết lại" trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, các chủ thể tiến hành tố tụng đã bị chi phối, tác động bởi các tình tiết của vụ án đã được "tường thuật" trong các chứng cứ, tài liệu được thu thập có trong hồ sơ. Các tình tiết này (có thể là sự thật và cũng có thể khơng phải sự thật) nhưng đã hằn vào tâm trí, tư duy của các chủ thể tiến hành tố tụng với định kiến bị can, bị cáo là người có tội [39]. Đây là biểu hiện về sự yếu kém, không khách quan và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc SĐVT của các chủ thể tiến hành tố tụng cần phải được khắc phục.

4) Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử gây oan sai; các biểu hiện bức cung, dùng nhục hình, gây chết người ở một số địa phương chưa nghiêm, thậm chí có hiện tượng bao che, dung túng, xử lý không nghiêm minh hoặc cố ý không xử lý để bảo đảm thành tích của

đơn vị mình... Nhiều vụ án khi báo chí vào cuộc và có sự chỉ đạo kịp thời, nghiêm minh và kiểm tra nghiêm túc thì kết quả hồn tồn ngược lại. Như vậy, có thể thấy lỗi do chính người thi hành cơng vụ gây ra chứ khơng phải vì ngun nhân nào khác [76, tr. 12]. Đây chính là một trong các nguyên nhân làm cho nguyên tắc SĐVT tiếp tục bị vi phạm từ phía các chủ thể tiến hành tố tụng.

5) Nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật..." chưa có cơ chế hữu hiệu và các điều kiện cần thiết để bảo đảm

tính khả thi của nó. Vì vậy, trên thực tế Thẩm phán, Hội thẩm ở nước ta không "dám" độc lập và chỉ tuân theo pháp luật với nhiều lý do sau đây:

- Việc bổ nhiệm Thẩm phán dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn, nhưng các

tiêu chuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chưa được thật sự quan tâm đúng mức. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ 05 năm đã tạo cho Thẩm phán bị đè nặng về tâm lý lo không được tái nhiệm; chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp nghề nghiệp,...) không bảo đảm cho cuộc sống gia đình họ,... cũng là những yếu tố tác động khơng nhỏ đến tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán.

- Chưa có sự phân định rõ ràng ranh giới giữa thẩm quyền tư pháp và thẩm quyền quản lý hành chính trong quan hệ giữa Chánh án, Phó chánh án và Thẩm phán. Việc phân công Thẩm phán xét xử là vấn đề quản lý nội bộ của Tịa án nhưng trên thực tế thì nguyên tắc "Thẩm phán xét xử độc lập..." lại bị vi phạm bởi chính lãnh đạo của Tịa án bởi quy chế "bất thành văn" về báo cáo án, duyệt án, thỉnh thị án, xin ý kiến cấp trên,… đã và đang được áp dụng phổ biến khơng chỉ ở các Tịa án địa phương mà cả ở cấp Trung ương.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp được thực hiện thông qua đường lối, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. Nhưng trên thực tế nguyên tắc này đã bị cấp ủy Đảng ở nhiều địa phương lạm dụng để can thiệp vào đường lối xử lý đối với từng vụ án cụ thể (xử lý hay khơng xử lý, xử lý về tội gì, mức hình phạt,…), nhất là những vụ án mà đối tượng phạm tội là người có chức, có quyền.

- Thẩm phán khơng dám độc lập cịn do thiếu lòng tin của lãnh đạo (sợ

Thẩm phán tiêu cực), do khơng đủ trình độ, năng lực chun mơn, khơng dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, bị ràng buộc bởi cơ chế tái bổ nhiệm, sự thăng tiến, sự chi phối, bị tác động của Lãnh đạo, của những người có chức quyền trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng,…

Ngồi ra, kinh phí hoạt động của Tịa án, các tiêu cực của cơ chế thị trường,... khiến cho các Tòa án và Thẩm phán khó có thể duy trì được sự độc lập xét xử trước sự tác động đa phương này.

6) Địa vị pháp lý và vai trò của Luật sư bào chữa chưa được tôn trọng và bảo đảm, khơng có cơ chế hữu hiệu để họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật thì người bào chữa có quyền tham gia từ khi bắt giữ người bị tình nghi hoặc khi khởi tố bị can; được tiếp xúc riêng với thân chủ bị tạm giam... Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động bào chữa của Luật sư gặp khơng ít "rào cản" từ phía các cơ quan tố tụng, đặc biệt là ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Mặt khác, đội ngũ Luật sư của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ, lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến tháng 9/ 2014 ở nước ta có 11.285 Luật sư hành nghề (gồm cả Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng - bình quân 01 Luật sư/10.000 dân). Trong khi đó trên thực tế có rất nhiều người có trình độ pháp lý, có đạo đức và nhiệt tình (anh em, người thân trong gia đình, bạn bè,…) nhưng họ khơng thể làm người bào chữa vì khơng phải là Luật sư. Trong 05 năm (2007 - 2011), có 64.173 vụ án hình sự có sự tham gia của Luật sư bào chữa (trong đó có 32.752 vụ án Luật sư được mời và 31.421 vụ Luật sư chỉ định), chiếm 21,44% tổng số vụ án hình sự đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm [28, tr. 29]. Vì vậy, trên thực tế việc tuân thủ nguyên tắc SĐVT và chất lượng tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều hạn chế, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội bị vi phạm, thậm chí xét xử oan người vơ tội, nhất là những vụ án khơng có Luật sư tham gia.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)