Tăng cường công tác phổ biến giáo dục và hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 92 - 94)

Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự mới

Pháp luật không thể tự đi vào cuộc sống và chỉ có thể đi vào cuộc sống thơng qua hoạt động của các chủ thể (con người), trong đó cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống. Cơng tác này khơng chỉ góp phần làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, mà cịn thơng qua đó để kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, ngăn chặn và hạn chế những vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Cơng tác này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

Bộ luật tố tụng hình sự và BLHS năm 2015 là hai bộ luật lớn mới được Quốc hội thơng qua và có mối liên quan chặt chẽ không thể tách rời nhau. Đây là hai bộ luật có rất nhiều nội dung được sửa đổi bổ sung rất cơ bản so với BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2003. Mặt khác, nguyên tắc SĐVT chỉ có thể được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn khi các chủ thể tiến hành tố tụng có nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS và BLTTHS. Vì vậy, để đưa các bộ luật này vào cuộc sống (và bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn nói riêng), cần tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục về các quy định của hai bộ luật này, đặc biệt là các nội dung mới được sửa đổi bổ sung. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục BLHS và BLTTHS mới

đã được Quốc hội xác định rõ trong Nghị quyết số 109/2015/QH13 và Nghị quyết số 110/2015/QH13: Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi BLHS năm 2015 trong nhân dân, cán bộ, công chức và viên chức, nhằm góp phần tăng cường pháp chế XHCN, phát huy tác dụng của các Bộ luật này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục này phải được tiến hành ở các cấp độ khác nhau với các hình thức phong phú, nội dung thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là:

1) Đối với các ngành như Công an, VKSND và TAND phải tổ chức tập huấn chuyên sâu về BLTTHS, BLHS cùng các Nghị quyết số 109/2015/QH13 số 110/2015/QH13 về thi hành hai bộ luật này, bảo đảm đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án và các cơng chức khác của ngành mình nắm vững các quy định của hai bộ luật mới này, đặc biệt là các nội dung mới được sửa đổi bổ sung. Công tác này phải thực hiện xong trước ngày 01/7/2016 - ngày hai bộ luật này có hiệu lực thi hành.

2) Ngành tư pháp tiến hành tổ chức tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và cán bộ, viên chức ngành tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã; cán bộ pháp chế của các cơ quan về BLHS và BLTTHS cùng các nghị quyết về thi hành hai bộ luật này. Công tác này phải thực hiện xong trong Quý III và Quý IV năm 2016.

3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các nội dung cơ bản của BLHS và BLTTHS năm 2015 một cách thường xuyên và có hệ thống trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Ngồi ra, để nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS và BLTTHS mới (đặc biệt là những nội dung mới được sửa đổi bổ

sung), TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan chức năng khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà sốt các văn bản có liên quan để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ , sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với các quy định của hai bộ luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)