trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại chỉ làm dây dưa kéo dài quá trình TTHS, xô đẩy số phận pháp lý của người bị tình nghi (khơng biết họ có thực sự phạm tội khơng?) "lửng lơ trong vịng tố tụng". Chỉ có như vậy thì cơng cuộc cải cách tư pháp và hoạt động TTHS ở nước ta mới có thể đạt được mục tiêu đặt ra "... bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...".
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUN TẮC SUY ĐỐN VƠ TỘI VỚI MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHÁC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ SỐ NGUYÊN TẮC KHÁC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo thành là một hệ thống thống nhất. Sự tồn tại của mỗi nguyên tắc này là cơ sở và điều kiện bảo đảm tính khả khi của các nguyên tắc cơ bản khác. Vì vậy, ngun tắc SĐVT chỉ có thể được khả thi trên thực tiễn khi có các điều kiện bảo đảm cần thiết kèm theo sự tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khác của Luật TTHS, đặc biệt các nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng trong xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
1.2.1. Ngun tắc suy đốn vơ tội và ngun tắc tranh tụng trong xét xử xét xử
Nguyên tắc SĐVT khẳng định người bị buộc tội được coi là vô tội khi mà tội phạm của họ chưa được chứng minh theo một trình tự do luật quy định và chưa được Tòa án xác định bằng một bản án kết tội đã có HLPL. Nguyên tắc này một mặt khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội; người bị buộc tội có quyền mà khơng có nghĩa vụ chứng minh về sự
vơ tội của mình; Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Mặt khác, nguyên tắc SĐVT cũng xác định Tòa án là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) và có thẩm quyền đưa ra phán quyết (bản án) nhân danh Nhà nước kết luận người bị buộc tội là có tội hay vô tội. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không thể khả thi trên thực tiễn nếu vắng thiếu nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử với các lý do sau:
Thứ nhất, tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS giữ vai trò cốt lõi
và là tiền đề khách quan cần thiết để TTHS đạt được mục tiêu là xác định sự thật khách quan về vụ án. Khơng có tranh tụng và khơng bảo đảm được tranh tụng khách quan, bình đẳng thì hoạt động TTHS sẽ mang tính phiến diện, định kiến và luôn tiềm ẩn những sai lầm tư pháp trong các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng, tách bạch các chức
năng cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS giữa bên buộc tội, bên bào chữa và Tịa án, theo đó mỗi nhóm chủ thể này chỉ được thực hiện một chức năng này mà không được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược lại, vừa xét xử vừa buộc tội hay vừa xét xử vừa bào chữa.
Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng xác định tư cách của hai nhóm chủ thể
thực hiện chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là "các bên tranh tụng" có lợi ích đối lập nhau. Đồng thời, các bên hồn tồn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Vì vậy, các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa phải được bảo đảm các khả năng pháp lý như nhau để bảo vệ các lợi ích của mình trong suốt q trình giải quyết vụ án.
Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng xác định địa vị độc lập, khách quan và vô
tư của Tòa án với tư cách là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử). Với tư cách này Tòa án (HĐXX) có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo, điều khiển, giám sát quá trình tranh tụng giữa bên buộc tội