Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 65 - 68)

VƠ TỘI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ NHỮNG BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Tổng kết thực tiễn hơn 10 năm thi hành khẳng định vai trò quan trọng của BLTTHS năm 2003 trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,... Các quy định của BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong TTHS. Các vụ án được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do BLTTHS quy định. Kết quả điều tra, xử lý tội phạm của các cơ quan tư pháp có chuyển biến tích cực...

Bên những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2003 trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cũng cho thấy cịn nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc SĐVT, xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đặc biệt là của người bị buộc tội. Điều đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây [85, tr. 2]:

1) Tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ khơng đủ căn cứ khởi tố hình sự tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao: Theo báo cáo của VKSNDTC trong năm 2006 số người bị bắt không đúng phải trả tự do chiếm tỷ lệ 5,28%. Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội thì từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, vẫn còn gần 4% số người bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự.

2) Một số trường hợp Điều tra viên đã mớm cung, dùng nhục hình đối với bị can làm cho việc điều tra thiếu khách quan và không đầy đủ. Theo báo cáo của TANDTC từ 01/01/2011 đến 31/12/2013, các TAND cấp sơ thẩm đã thụ lý, xét xử 10 vụ/ 23 bị cáo phạm tội dùng nhục hình.

3) Việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng còn một số hạn chế. Việc cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa chưa kịp thời. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa cịn gặp khó khăn, nhất là việc tiếp cận hồ sơ, tiếp xúc với bị can, bị cáo bị tạm giam...

4) Số vụ án hình sự phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tịa án tun không phạm tội (do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm hoặc do hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm) vẫn xảy ra.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003 (2004 - 2012) các CQĐT đã đình chỉ điều tra đối với 11.994 vụ/ 16.131 bị can trong tổng số 520.816 vụ/ 809.917 bị can đã thụ lý (chiếm 2,3% số vụ án và 02% số bị can) [2]. Trong năm 2012, CQĐT đã đình chỉ điều tra 1.428 vụ/ 1.600 bị can trên tổng số 64.405 vụ/ 111.247 bị can đã thụ lý giải quyết (chiếm 2,21% số vụ án và 1,43% số bị can), trong đó 35 trường hợp khơng có tội; 23 trường hợp khơng chứng minh được tội phạm [7]. Trong năm 2013, CQĐT đã đình chỉ điều tra 1.494 vụ/ 1.704 bị can trong tổng số 66.433 vụ/ 109.152 bị can (chiếm 2,24% số vụ án và 1,56% số bị can), trong đó 24 trường hợp khơng có tội; 8 trường hợp không chứng minh được tội phạm [8].

Theo thống kê của VKSNDTC [85, tr. 4-5], các vụ án phải đình chỉ điều tra (do khơng có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can phạm tội) như sau: Năm 2008 có 219 trường hợp đình chỉ điều tra: CQĐT đình chỉ điều tra đối với 176 bị can; VKS đình chỉ vụ án đối với 43 bị can. Năm 2009 có 104 trường hợp: CQĐT đình chỉ điều tra đối với 67 bị can; VKS đình chỉ vụ án

đối với 37 bị can. Năm 2010 có 85 trường hợp: CQĐT đình chỉ điều tra đối với 65 bị can; VKS đình chỉ vụ án đối với 20 bị can. Năm 2012 đã đình chỉ điều tra đối với 94 bị can: CQĐT đình chỉ 63 bị can; VKS đình chỉ 31 bị can. Năm 2013 có 46 trường hợp: CQĐT đình chỉ 38 bị can; VKS đình chỉ 08 bị can.

5) Tình trạng làm oan người vơ tội tuy có giảm nhưng vẫn tiếp tục xảy ra ở các địa phương. Theo thống kê của TANDTC, trong các năm 2005 - 2010, các TAND cấp sơ thẩm trên cả nước đã tuyên 267 bị cáo không phạm tội trong tổng số 331.757 vụ/ 543.261 bị cáo đã xét xử sơ thẩm (chiếm 0,049%) [68]. Số bị cáo được các TAND cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội năm 2010: 17; năm 2012: 13 và năm 2013 là 16 bị cáo [85, tr. 5].

Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012 cả nước đã xảy ra 71 trường hợp làm oan người vô tội (chiếm 0,02% tổng số bị can đã khởi tố), trong đó: CQĐT đình chỉ 31 bị can do khơng có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra khơng chứng minh được tội phạm; VKS đình chỉ 09 bị can do khơng có sự việc phạm tội và 19 trường hợp Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội [77].

6) Số vụ án Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án mà Tòa án đã thụ lý. Trong các năm 2005 - 2010, các TAND cấp sơ thẩm đã trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung 25.555 vụ/ 60.341 bị can (chiếm 6,98% về số vụ và 9,96 % về số bị can) [68].

Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, số vụ án Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung chiếm 3,64% số vụ đã truy tố. Trong năm 2012 Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 1.570 vụ (chiếm 2,09% số vụ đã truy tố). Trong năm 2013 Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 1.738 vụ, chiếm 2,26% số vụ đã truy tố [85].

Các số liệu thống kê nêu trên cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử cịn có những sai phạm, đặc biệt là các vụ án gây oan sai cho người vô tội. Mặc dù số trường hợp truy cứu TNHS oan người vô tội chỉ chiếm tỷ lệ không

nhiều (so với tổng số các vụ án hình sự đã giải quyết) nhưng hậu quả gây ra đối với xã hội là rất hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc lớn trong dư luận (như vụ 07 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 05 Công an ở Tuy Hịa, Phú n dùng nhục hình dẫn đến chết người). Nhiều trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam cịn chưa chính xác, sau đó phải chuyển xử lý hành chính; tình trạng tạm giam bị can về tội ít nghiêm trọng cịn nhiều, có biểu hiện lạm dụng. Có những trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố thiếu căn cứ; nhiều vụ án cịn để kéo dài, có 11 vụ đã trên 5 năm chưa giải quyết xong, cá biệt ở Bình Phước có vụ trên 12 năm [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)