tụng hình sự năm 1988
Ngày 28/6/1988 BLTTHS đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989 (BLTTHS năm 1988). Bộ luật đã kế thừa các truyền thống của pháp luật TTHS nước ta sau năm 1945, kịp thời thể chế hóa đường lối của Đảng và Nhà nước lúc đó, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước, nhất là pháp luật TTHS của Liên Xô cũ. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng giai đoạn, BLTTHS năm 1988 đã ba lần được sửa đổi bổ sung (các năm 1990, 1992 và 2000), trong đó có nhiều quy định liên quan đến SĐVT.
* Về các nguyên tắc cơ bản: Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của TTHS đã được pháp điển hóa khá đầy đủ trong Bộ luật này phù hợp với xu thế dân chủ hóa ở nước ta. Bộ luật này đã quy định về nguyên tắc SĐVT như sau: "Khơng ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 10). Nhiều nguyên tắc khác liên quan đến SĐVT cũng được quy định cụ thể như: CQĐT, VKS và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những
tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội (Điều 11). Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. CQĐT, VKS, Tịa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này (Điều 12); Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự,... đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án (Điều 20);...
Các nguyên tắc nêu trên đã xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội. Tịa án là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng xét xử và đưa ra phán quyết về số phận của bị cáo bằng bản án (kết tội hoặc tuyên vô tội) thể hiện kết quả trực tiếp của quá trình xét xử và cũng là kết quả của tồn bộ q trình TTHS. Tịa án có thể chấp nhận hoặc bác bỏ toàn bộ hay một phần nội dung buộc tội sau khi đã kiểm tra xác minh và đánh giá khách quan toàn diện tất cả chứng cứ, các tình tiết về vụ án...
Việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS năm 1988 thể hiện sự đổi mới tư duy pháp lý của Nhà nước về đề cao địa vị cá nhân, về bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự; trách nhiệm chứng minh tội phạm; mối quan hệ giữa người bị buộc tội và Nhà nước... Bị can, bị cáo được khẳng định khơng chỉ có quyền được SĐVT, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa mà cịn được thừa nhận là một bên có quyền bình đẳng với bên buộc tội và các chủ thể khác trước Tòa án. Nội dung của nguyên tắc SĐVT còn được cụ thể hóa trong các quy định khác của Bộ luật này.
* Quy định về quyền và nghĩa vụ của CQĐT, VKS: BLTTHS năm 1988 phân các chủ thể tham gia TTHS thành hai nhóm: Các chủ thể tiến hành tố tụng (gồm CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên; Tòa án/ Thẩm phán,
Hội thẩm, Thư ký phiên tòa) và các chủ thể tham gia tố tụng (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, các đương sự,...), đồng thời quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể này. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 46); thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ (Điều 49 và Điều 50)… VKS có các quyền và nghĩa vụ: phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; quyết định truy tố hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT; thực hiện quyền công tố (Điều 141); kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (các điều 206, 244 và 263). Trong TTHS VKS thực hiện đồng thời cả hai chức năng: buộc tội và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
* Quy định về quyền và nghĩa vụ của các đương sự: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của họ tham gia vào quá trình TTHS để thực hiện chức năng buộc tội. Các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này được quy định tại Điều 39 và Điều 40 của BLTTHS bao gồm: Đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra; tham gia phiên tòa; kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án;... Đối với các vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 của các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của BLHS (năm 1985) chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (Điều 88) và tại phiên tòa xét xử các vụ án này người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội (Điều 39).
* Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của bên bào chữa:
Theo quy định của BLTTHS năm 1988 thì người bị tạm giữ có quyền: biết về lý do bị tạm giữ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ, trình bày lời khai, đưa ra các yêu cầu, khiếu nại về việc bị tạm giữ và các quyết định có liên quan, có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ (Điều 33); Bị can có các quyền: biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được giao nhận bản sao quyết định khởi tố,
kết luận điều tra, cáo trạng; khiếu nại các quyết định của CQĐT và VKS; Bị cáo có quyền: được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, tham gia phiên tòa, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, kháng cáo bản án và quyết định của Tịa án. Bị can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS và Tòa án (Điều 34).
Người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra; có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tịa; có quyền sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vơ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận, nếu khơng có lý do chính đáng; khơng được tiết lộ bí mật mà mình biết được trong khi làm nhiệm vụ (Điều 36).
Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc đòi bồi thường; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; tham gia phiên tòa; khiếu nại quyết định của CQĐT, VKS; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về bồi thường (Điều 41). Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên bào chữa còn được quy định tại các điều luật khác như: bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội (Điều 11); quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình (Điều 21); được giải thích các quyền và nghĩa vụ tại phiên tịa (Điều 175); bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đề nghị Chủ tọa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Điều 181); trình bày nhận xét về vật chứng (Điều 186), về kết luận giám định (Điều 189)…
* Quy định về chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tòa án: Hiến pháp
(Điều 127) và Luật tổ chức TAND năm 1992 (Điều 1) đều xác định TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chức năng xét xử của Tòa án là cơ sở để xác định vị trí trung tâm và vai trị quyết định của nó đối với tồn bộ q trình TTHS. Mọi hành vi tố tụng đều nhằm phục vụ cho việc xác định sự thật về vụ án làm cơ sở để Tòa án ra phán quyết đúng đắn về vụ án, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vị trí, vai trị của Tòa án còn thể hiện ở thủ tục xét xử dân chủ, công khai với sự tham gia đầy đủ nhất của các chủ thể của cả bên buộc tội, bên bào chữa vào quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tranh tụng bình đẳng tại phiên tịa nhằm xác định sự thật về vụ án.
Nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tòa án được quy định tại các điều 10, 16, 19, 22, các chương VII - XXII của BLTTHS năm 1988. Ngoài ra, nội dung của ngun tắc SĐVT cịn được cụ thể hóa trong các quy định khác của BLTTHS năm 1988: về khởi tố, điều tra, truy tố và thủ tục xét xử các vụ án hình sự tại phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm.