Ngoài các giải pháp nêu trên, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp khác sau đây:
1) Khẩn trương kiện toàn tổ chức, bổ sung đội ngũ cán bộ của CQĐT,
TAND, VKSND, Cơ quan thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp bảo đảm đáp ứng các yêu cầu theo quy định của BLTTHS năm 2015.
2) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐT, VKS, Tòa án và các
tổ chức bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp; Cảnh sát hỗ trợ tư pháp; tổ chức luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý...) phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư hiện nay và các quy định của BLTTHS mới.
3) Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho hoạt động của
các chủ thể tiến hành tố tụng (CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên, Tòa án/ Thẩm phán, Hội thẩm): Trụ sở, phòng làm việc và trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trong đó đặc biệt ưu tiên sớm trang bị camera, phương tiện ghi âm hoạt động lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam để giám sát quá trình điều tra và ngăn chặn tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình ở giai đoạn điều tra.
4) Cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp và thù lao cho các chức danh tư pháp (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện)
xứng đáng với đặc thù hoạt động nghề nghiệp của họ.
5) Xây dựng chế độ kỷ luật công tác chặt chẽ và xử lý nghiêm minh đối
với các trường hợp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác vi phạm pháp luật.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đề tài "Ngun tắc suy đốn vơ tội trong Luật tố
tụng hình sự" cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau:
1) Suy đốn vơ tội là một ngun tắc văn minh, tiến bộ trên thế giới và được áp dụng ở nhiều quốc gia. Việc hồn thiện các nội dung cơ bản của nó và bảo đảm tính thống nhất của nguyên tắc này trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản luật khác khơng chỉ có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan trọng, mà còn là một bảo đảm - "lá chắn thép" trong việc phòng chống oan sai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong TTHS. Đặc biệt, SĐVT đề cao trách nhiệm của các cơ quan và những người có thẩm quyền đối với sinh mệnh chính trị, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích của cơng dân cho đến khi có bản án kết tội của Tịa án đã có HLPL.
2) Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã ghi nhận nguyên tắc SĐVT (cùng một số nguyên tắc khác của TTHS) với sự sửa đổi bổ sung phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập với xu hướng phát triển ngày càng dân chủ, nhân đạo và tôn trọng quyền con người của TTHS thế giới. Đây là một bước ngoặt thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy pháp lý của Đảng, Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp đã được xác định trong các văn kiện của Đảng thời gian gần đây.
3) Suy đốn vơ tội khơng chỉ là ngun tắc cơ bản và quan trọng của TTHS mà còn là một trong những căn cứ để phân định các chức năng cơ bản trong TTHS (buộc tội, bào chữa và xét xử), trong đó Tịa án là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) nhân danh Nhà nước để kết tội đối với bị cáo, đồng thời giữ vai trò là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa. SĐVT được áp dụng đối với người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bị kết án trong một số trường hợp) không chỉ ở các giai
đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà trong một số trường hợp cả ở giai đoạn tiền tố tụng và thi hành án hình sự.
4) Thực tiễn 10 năm áp dụng BLTTHS năm 2003 cho thấy các quy định của BLTTHS nói chung và các quy định về SĐVT nói riêng đã bộc lộ quá nhiều hạn chế, bất cập không đáp ứng được các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc hồn thiện BLTTHS (trong đó có các quy định về SĐVT) phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 là vấn đề cấp thiết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
5) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận tương đối đầy đủ cả về hình thức và nội dung của nguyên tắc SĐVT:
1. Người bị buộc tội được coi là vơ tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội [60, Điều 13]
6) Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2015 về SĐVT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục BLTTHS và hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật này; các giải pháp về con người và một số giải pháp khác (về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND, VKSND, CQĐT, các tổ chức bổ trợ tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất, cải cách chế độ đãi ngộ đối với các chức danh tư pháp,...).