Nguyên tắc suy đốn vơ tội và nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 37 - 38)

thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Sự độc lập của Tòa án là nguyên tắc phổ quát được ghi nhận với tư cách là một yếu tố, điều kiện gắn liền với việc bảo đảm các quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn về nhân quyền, Cơng ước về các quyền chính trị và dân sự,...) đồng thời được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật của hầu hết các quốc gia. Mặt khác, quyền tư pháp (xét xử) được thực hiện thông qua các Thẩm phán, Hội thẩm nên sự độc lập của Tòa án đồng nhất với "độc lập xét xử" của Thẩm phán, Hội thẩm. Việc đề cao sự độc lập của Tòa án xuất phát từ chỗ đây là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp và giữ vai trò là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để bảo đảm việc xét xử khách quan, công minh nhằm bảo vệ công lý, quyền con người và ngăn chặn sự lạm quyền. Vì vậy, nguyên tắc

"Thẩm phán, Hội thẩm độc lập xét xử..." là cơ sở pháp lý và là một điều kiện cần thiết để bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc SĐVT trên thực tiễn.

Theo quy định của pháp luật nước ta (các điều 102, 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật tổ chức TAND năm 2014, Điều 16 BLTTHS), thì TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp..., có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Tuy nhiên, ở nước ta chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để bảo đảm sự độc lập của Tòa án và sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự bất cập về cơ chế, quy trình lựa chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, nhiệm kỳ Thẩm phán cũng như chế độ đãi ngộ; việc áp dụng chế độ "báo cáo án, duyệt án, thỉnh thị án, xin ý kiến cấp trên",… ở các cấp Tòa án; sự lạm dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tư pháp để can thiệp vào đường lối xử lý đối với từng vụ án, nhất là những vụ án mà bị can, bị cáo là người có chức, có quyền; sự thiếu lòng tin của Lãnh đạo đối với Thẩm phán; sự hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán,…

Vì vậy, ngồi việc sửa đổi bổ sung nội dung nguyên tắc này cho phù hợp với các nguyên tắc hiến định mới, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)