Tiếp tục hoàn thiện một số quy định về suy đốn vơ tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 86 - 92)

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã đề cập ở trên, BLTTHS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung rất cơ bản, đồng bộ, có căn cứ khoa học và về cơ bản đã khắc phục được những bất cập, vướng mắc trong các quy định của BLTTHS năm 2003, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, theo chúng tôi vẫn cịn một số quy định dưới đây (trong đó có cả các quy định liên quan đến SĐVT) trong BLTTHS năm 2015 cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

* Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự:

1) Về một số nguyên tắc: Chúng tôi cho rằng việc thừa nhận và ghi

nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại của hai bên đối trọng nhau (bên buộc tội và bên bào chữa) và bên thứ ba là Tòa án giữ vai trò là trọng tài đứng giữa hai bên. Mỗi nhóm chủ thể này thực hiện một trong ba chức năng tố tụng cơ bản là buộc tội, bào chữa và xét xử. Vì vậy, trước hết cần sửa đổi bổ sung nội dung của nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử" nhằm thể hiện đầy đủ các yêu cầu của tranh tụng. Mặt khác, nội dung của các nguyên tắc khác trong BLTTHS cũng cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng, cụ thể là:

a) Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử (Điều 26) cần được hoàn thiện theo hướng sau: Tên của Điều luật này nên sửa là "Tranh tụng trong xét xử" và nội dung của nguyên tắc này cần được sửa đổi bổ sung với nội dung sau:

1. Việc xét xử vụ án hình sự được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa.

2. Chức năng buộc tội do các chủ thể của bên buộc tội thực hiện; Chức năng bào chữa do các chủ thể của bên bào chữa thực hiện và Tòa án thực hiện chức năng xét xử.

3. Bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận trước Tòa án. Tòa án tạo những điều kiện cần thiết để các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định của Bộ luật này.

4. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng và những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa.

b) Ngun tắc suy đốn vơ tội (Điều 13): Để phù hợp với nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử" (đã nêu trên), Điều 13 BLTTHS mới cần sửa đổi hoàn thiện theo hướng: Sửa đổi bổ sung khoản 1 của Điều 15 nhằm xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên buộc tội và chuyển thành khoản 2 của Điều 13; Khoản 2 của Điều 13 chuyển thành khoản 3. Điều 13 "Suy đốn vơ tội" (sửa đổi) sẽ như sau:

1. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội...

2. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên buộc tội. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vô tội.

3. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội ... thì người bị buộc tội phải được xác định là khơng có tội.

c) Bổ sung một nguyên tắc mới: "Tự do đánh giá chứng cứ" nhằm

khẳng định quyền này của các chủ thể không phụ thuộc vào kết quả đánh giá chứng cứ của các chủ thể trước đó với nội dung như sau: "Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, dựa trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn cứ vào pháp luật và lương tâm của mình. Khơng có chứng cứ nào có giá trị được xác định trước đó".

2) Các quy định về chủ thể tham gia TTHS: Các chương III, IV và V BLTTHS năm 2015 cần sửa đổi bổ sung theo hướng sau:

a) Sáp nhập các chương này với nhau thành Chương "Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự" gồm 4 mục quy định về 04 nhóm chủ thể (bên buộc

tội, bên bào chữa, Tòa án và các chủ thể khác) với các quyền và nghĩa vụ phù hợp với chức năng mà mỗi nhóm chủ thể này tham gia thực hiện:

- Mục 1. Các chủ thể thuộc bên buộc tội quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn cụ thể của từng chủ thể: Thủ trưởng/Phó Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng/Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của họ; Các trường hợp từ chối, thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

- Mục 2. Các chủ thể thuộc bên bào chữa quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn của từng chủ thể: Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Người đại diện hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Người bào chữa; Bị đơn dân sự, người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của họ.

- Mục 3. Tòa án quy định về: Thẩm quyền của Tòa án; Nhiệm vụ và

quyền hạn của Chánh án/Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án; Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi các chủ thể này.

- Mục 4. Các chủ thể tham gia tố tụng khác quy định về quyền và nghĩa

vụ của người chứng kiến, người làm chứng, người giám định, định giá tài sản, phiên dịch và người dịch thuật; Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người giám định, người phiên dịch và người dịch thuật.

b) Sửa đổi bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng chủ thể trong mỗi nhóm nêu trên phù hợp với chức năng mà mỗi chủ thể

đó tham gia thực hiện ở các giai đoạn tố tụng, đồng thời loại bỏ hết các nhiệm vụ, quyền hạn khơng thuộc về chức năng của chủ thể đó (như: quyền khởi tố vụ án hình sự và trách nhiệm chứng minh tội phạm của HĐXX; quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án;...) nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa; để Tòa án (HĐXX) thực hiện đúng chức năng xét xử và vai trị trọng tài của mình trong tranh tụng.

* Phần thứ hai và Phần thứ ba của Bộ luật tố tụng hình sự: Các quy

định về khởi tố, điều tra và truy tố trong BLTTHS mới về cơ bản là tương đối rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, theo chúng tôi việc tách các quy định về truy tố thành một phần riêng (Phần thứ ba) là không thỏa đáng với lý do sau: Mặc dù hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố do các chủ thể khác nhau thực hiện nhưng về bản chất thì các hoạt động này đều là các khâu (bộ phận) của q trình thực hiện chức năng buộc tội (cơng tố) trong TTHS, trong đó VKS là chủ thể thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động này đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc buộc tội. Vì vậy, theo chúng tôi, các quy định về khởi tố, điều tra và truy tố cần được tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi bổ sung theo hướng sau:

1) Sáp nhập hai phần này với nhau thành Phần thứ hai của BLTTHS với

tên gọi "Thủ tục tố tụng trước khi xét xử" gồm ba chương: 1) Chương... Khởi tố

2) Sửa đổi bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 155 (về rút yêu cầu khởi

tố của bị hại) theo hướng xác định rõ thời hạn có thể thực hiện quyền này là

"cho đến khi Hội đồng xét xử nghị án" (bao gồm cả xét xử phúc thẩm) với nội

dung như sau: "2. Trong mọi trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu

trước khi Hội đồng xét xử nghị án... thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định họ rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của mình do bị ép buộc, cưỡng bức".

3) Thống nhất sử dụng thuật ngữ "lấy lời khai" trong BLTTHS: Hỏi

cung và lấy lời khai là các hoạt động TTHS tuy khác nhau về đối tượng tác động nhưng có cùng bản chất. Chúng tơi cho rằng việc sử dụng hai thuật ngữ "hỏi cung" và "lấy lời khai" trong BLTTHS thể hiện định kiến về sự có tội của bị can và vơ hình chung ngun tắc SĐVT đã bị vi phạm nghiêm trọng từ chính các nhà lập pháp. Vì vậy, các quy định của BLTTHS cần sửa đổi bổ sung theo hướng sử dụng thống nhất thuật ngữ "lấy lời khai" đối với tất cả đối tượng (bao gồm cả bị can).

* Phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự: Các quy định về xét xử trong BLTTHS năm 2015 về cơ bản là đầy đủ, cụ thể và phù hợp. Tuy nhiên, theo chúng tôi một số quy định sau đây vẫn cần sửa đổi bổ sung, cụ thể là:

1) Cần sửa tên gọi của Phần này (sau khi đã chuyển thành Phần thứ ba như đã đề cập ở trên) là "Thủ tục xét xử vụ án hình sự" (gồm ba chương như trong BLTTHS mới là phù hợp).

2) Sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến SĐVT ở Phần này

như sau:

a) Về phòng xử án (Điều 257): Khoản 2 của Điều này cần sửa đổi theo

hướng quy định cụ thể và xác định rõ vai trò, vị thế cao nhất của HĐXX trong thực hiện quyền tư pháp, là trọng tài giữa bên buộc tội, bên bào chữa và có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình xét xử. Kiểm sát viên, Thư ký Tịa án là chủ thể tham gia phiên tòa và chịu sự điều hành của HĐXX như các chủ thể khác. Nội dung sửa đổi của Điều luật này như sau:

“1. Phòng xử án phải nghiêm trang, bảo đảm an tồn và sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa; phía trên của phịng xử án treo Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hội đồng xét xử ngồi ở vị trí cao nhất chính giữa phía trên của phịng xử án, tiếp theo là vị trí của Thư ký Tịa án.

3. Kiểm sát viên và các chủ thể của bên buộc tội ngồi phía dưới bên phải Hội đồng xét xử; Người bào chữa, bị cáo và các chủ thể của bên bào chữa ngồi bên trái đối diện với bên buộc tội;

4. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác ngồi ở những hàng ghế đầu tiên, những người tham dự phiên tòa ngồi ở các hàng ghế tiếp theo".

b) Quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên (Điều 289) cần được sửa

đổi bổ sung theo hướng xác định tại phiên tòa Kiểm sát viên chỉ có nhiệm vụ

duy nhất là thực hành quyền cơng tố.

c) Quy định về giới hạn xét xử (Điều 298) cần bổ sung đoạn "nhưng phải bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và phải tuân thủ các quy định khác của Bộ luật này" ở cuối khoản 3 của Điều luật này.

d) Quy định về trình tự phát biểu trong tranh tụng (Điều 320) cần sửa

đổi bổ sung như sau: Kiểm sát viên trình bày luận tội; bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ trình bày ý kiến; người bào chữa trình bày lời bào chữa, bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa (nếu khơng có người bào chữa thì bị cáo tự bào chữa); bị hại, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ trình bày ý kiến. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày buộc tội trước khi

Kiểm sát viên luận tội"; Bổ sung khoản 4 với nội dung sau: "4. Bị cáo và người bào chữa có quyền phát biểu sau cùng".

đ) Bổ sung quy định mới về tiến hành các hoạt động điều tra (trưng cầu

"Điều... Tiến hành các hoạt động điều tra

Trong trường hợp cần thiết Tịa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này".

e) Quy định về nghị án (Điều 326): Khoản 7 của Điều này cần sửa đổi

theo hướng: thay cụm từ "quyết định việc khởi tố vụ án" bằng "kiến nghị Viện

kiểm sát khởi tố vụ án", cụ thể như sau: "7. Trường hợp phát hiện bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử kiến nghị Viện kiểm sát khởi tố vụ án".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)