Phạm vi áp dụng ngun tắc suy đốn vơ tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 25 - 29)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013, để xác định một người là có tội phải có đồng thời cả hai điều kiện: 1) Tội phạm của người bị buộc tội đã được chứng minh theo trình tự luật định; 2) Có bản án kết tội của Tịa án đối với người đó đã có HLPL. Thiếu một trong hai điều kiện này thì người bị buộc tội ln được coi là khơng có tội. Như vậy, quyền được SĐVT của người bị buộc tội gắn liền và tồn tại song song với sự buộc tội. Nó chỉ bị triệt tiêu khi có đồng thời cả hai điều kiện nói trên. Đây cũng là cơ sở để xác định phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT về không gian, thời gian, về chủ thể và đối tượng.

* Phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT về không gian: Phạm vi này trả

lời cho câu hỏi: Nguyên tắc SĐVT được áp dụng đối với lĩnh vực nào của tư pháp (hình sự, phi hình sự)? Về vấn đề này có ý kiến cho rằng nguyên tắc SĐVT được áp dụng đối với cả lĩnh vực tư pháp hình sự và phi hình sự (dân sự, kinh tế,...). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng SĐVT chỉ liên quan đến vấn đề xác định một người là có tội hay khơng có tội. Đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực tư pháp hình sự nên nguyên tắc SĐVT cũng chỉ có thể áp dụng đối với lĩnh vực tư pháp duy nhất là TTHS, cịn lĩnh vực tư pháp phi hình sự (dân sự, hành chính, kinh tế) chỉ giải quyết các vi phạm, tranh chấp về dân sự, hơn nhân gia đình, lao động, kinh tế,... khơng liên quan gì đến vấn đề có tội hay khơng có tội nên khơng thể áp dụng ngun tắc SĐVT.

* Phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT về thời gian: Phạm vi áp dụng

về thời gian của nguyên tắc SĐVT trả lời cho câu hỏi: Nguyên tắc này được áp dụng đối với các giai đoạn nào của quá trình TTHS?

Về vấn đề này, quan điểm thứ nhất cho rằng, nguyên tắc SĐVT được áp dụng từ thời điểm một người bị chính thức buộc tội bằng một văn bản tố

tụng (quyết định khởi tố bị can) của cơ quan có thẩm quyền và kết thúc khi có bản án kết tội đối với người đó đã có HLPL [61, tr. 35], tức là nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với các giai đoạn: khởi tố, điều tra và xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) vụ án.

Quan điểm thứ hai cho rằng, nguyên tắc SĐVT được áp dụng đối với tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS và trong một số trường hợp nhất định nguyên tắc này còn được áp dụng đối với cả giai đoạn tiền tố tụng trong trường hợp bắt giữ người bị tình nghi [17, tr. 37].

Quan điểm thứ ba đồng tình với quan điểm thứ hai nhưng cho rằng, nguyên tắc này còn được áp dụng cả khi bản án của Tịa án đã có HLPL trong trường hợp bản án kết tội bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm [20, tr. 15].

Chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ ba và cho rằng quan điểm thứ nhất quá thu hẹp phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT, còn quan điểm thứ hai thì lại quá mở rộng phạm vi này với lý do sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, quá trình TTHS được phân thành các giai đoạn

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khi một người bị khởi tố với tư cách là bị can cũng có nghĩa là họ chính thức bị buộc tội. Vì vậy, từ thời điểm này và trong các giai đoạn tiếp theo (điều tra, truy tố, xét xử) cho đến khi bản án kết tội có HLPL với tư cách là bị can, bị cáo, họ ln có quyền được SĐVT.

Thứ hai, trong trường hợp người bị tình nghi bị bắt, tạm giữ, mặc dù

chưa văn bản tố tụng chính thức buộc tội nhưng việc áp dụng biện pháp cưỡng chế và hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì ở mức độ nhất định đã thể hiện sự buộc tội. Vì vậy, pháp luật cũng coi người bị tình nghi là người bị buộc tội và từ thời điểm bị bắt, tạm giữ họ đương nhiên có quyền được SĐVT và cơ quan tố tụng có trách nhiệm coi họ là người khơng có tội trong suốt q trình TTHS cho đến khi có bản án kết tội có HLPL [74, tr. 56].

Thứ ba, khi bản án kết tội có HLPL có nghĩa là tội phạm đã được

bản án. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS, thì bản án đã có HLPL có thể bị kháng nghị và được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (khoản 2 Điều 20). Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này người bị kết án vẫn được áp dụng nguyên tắc với lý do sau để chấm dứt áp dụng nguyên tắc SĐVT phải có đồng thời cả hai điều kiện (cần và đủ): 1) Tội phạm được chứng minh theo trình tự luật định; 2) Có bản án kết tội của Tịa án đã có HLPL. Trong trường hợp bản án bị kháng nghị và được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (tái thẩm), mới chỉ một điều kiện để chấm dứt áp dụng nguyên tắc SĐVT là "có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp

luật", nhưng còn thiếu điều kiện thứ hai: "Tội phạm được chứng minh theo trình tự luật định", bởi lẽ từ thời điểm có quyết định kháng nghị bản án

kết tội đã có HLPL, thì tính hợp pháp và có căn cứ của bản án này bị nghi ngờ, việc chứng minh tội phạm được xem xét lại và chỉ kết thúc khi cấp giám đốc thẩm, tái thẩm ra một trong các quyết định theo quy định tại Điều 285, Điều 298 BLTTHS:

1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án...; 2) Hủy bản án... và đình chỉ vụ án;

3) Hủy bản án... để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Như vậy, trong các trường hợp này nguyên tắc SĐVT lại được áp dụng đối với người bị kết án từ thời điểm có kháng nghị và kết thúc khi Hội đồng giám đốc thẩm (tái thẩm) ra quyết định giữ nguyên bản án đã có HLPL hoặc hủy bản án kết tội và đình chỉ vụ án. Trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm (tái thẩm) quyết định hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại, thì khi đó với tư cách là bị can, bị cáo đương nhiên họ lại có quyền được SĐVT.

* Phạm vi chủ thể áp dụng nguyên tắc SĐVT: Phạm vi này trả lời cho câu hỏi: Ai là người có trách nhiệm SĐVT? Về vấn đề này, quan điểm thứ nhất cho rằng, chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc SĐVT chỉ bao gồm các chủ thể tố tụng và một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt

động tố tụng. Quan điểm thứ hai thì cho rằng, phạm vi chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc SĐVT bao gồm không chỉ các cơ quan, người tiến hành tố tụng, một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng mà cả những chủ thể khác: cơ quan, tổ chức, báo chí, truyền thơng... Khi chưa có bản án kết tội đã có HLPL thì tất cả các chủ thể này đều phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử với người bị buộc tội như với người khơng có tội.

Chúng tơi ủng hộ quan điểm thứ hai và cho rằng, SĐVT là quyền con người và cũng là quyền cơ bản của công dân khi họ bị buộc tội. Theo nguyên tắc SĐVT, thì "người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật". Yêu cầu này của nguyên tắc SĐVT là bắt buộc không chỉ đối với các chủ thể tiến hành tố tụng mà cả đối với các chủ thể khác (cơ quan, tổ chức, báo chí, truyền thơng...). Mọi hình thức thể hiện về sự có tội đối với người bị buộc tội của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào trước khi có bản án kết tội của Tịa án có HLPL đều là vi phạm nguyên tắc SĐVT. Về vấn đề này Ủy ban quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc đã cảnh báo về sự vi phạm của các cơ quan hữu trách trong việc không thực hiện việc hạn chế theo khoản 2 Điều 14 của Công ước quốc tế năm 1966: "... Mọi cơ quan chức năng có nghĩa vụ hạn chế phán quyết trước về kết quả của phiên tòa" [88].

* Phạm vi đối tượng có quyền được SĐVT: Phạm vi này trả lời cho câu hỏi: Ai có quyền được SĐVT? Về vấn đề này có ý kiến cho rằng theo quy định tại Điều 9 BLTTHS năm 2003 "khơng ai bị coi là có tội..." thì đối tượng có quyền được SĐVT khơng bị giới hạn bởi sự buộc tội vì thuật ngữ "khơng

ai" trong quy định này có thể là bất kỳ người nào. Tun ngơn dân quyền và

nhân quyền Pháp năm 1789 (Điều 9) cũng khẳng định quyền SĐVT được đảm bảo cho tất cả mọi người (thuật ngữ "tout homme" trong văn bản này có nghĩa là "tất cả mọi người")[20, tr. 35].

Quan điểm thứ hai cho rằng, sự buộc tội xuất hiện cả khi chưa có quyết định khởi tố bị can (trường hợp bắt, tạm giữ người bị tình nghi) và tồn tại cho đến khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn hình phạt (tồn bộ) hay được đại xá, ân xá. Vì vậy, phạm vi đối tượng được SĐVT bao gồm khơng chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả những người bị kết án nhưng chưa chấp hành xong hình phạt [19, tr. 28]. Quan điểm thứ ba thì cho rằng, đối tượng có quyền được SĐVT chỉ bao gồm bị can, bị cáo và họ có quyền này từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can cho đến khi bản án kết tội của Tịa án có HLPL [61, tr. 23].

Chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ tư cho rằng, sự buộc tội có thể xuất hiện cả ở giai đoạn tiền tố tụng (trường hợp bắt, tạm giữ người bị tình nghi) và tồn tại trong các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử cho đến khi có bản án kết tội có HLPL. Vì vậy, ngun tắc SĐVT chỉ áp dụng đối với "người bị buộc tội" bao gồm: người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử [20]. Ngoài ra, trong trường hợp bản án kết tội đã có HLPL nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm) thì người bị kết án lại được áp dụng nguyên tắc SĐVT vì trong trường hợp này việc chứng minh tội phạm sẽ được xem xét lại tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)