Ngun tắc suy đốn vơ tội trong pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 38 - 43)

Tư tưởng về SĐVT (hay giả định vô tội) xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Thuật ngữ "Praesumptio boni viri" trong Luật La Mã cổ đại được hiểu là một suy đốn pháp lý, theo đó "người tham gia tố tụng được coi là trung thực cho đến khi bị chứng minh họ không phải là người trung thực". Tư tưởng này chỉ

được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và được coi là cội nguồn của nguyên tắc SĐVT hay giả định vô tội (presumption of innocence) [38, tr. 37]. Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng về SĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nơ lệ, ở đó nơ lệ không được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ không bao giờ được xem xét. Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên tắc suy đốn có tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố hình sự, bị đưa ra xét xử) ln bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình đối với họ để điều tra được coi là hợp pháp.

Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản. Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT để lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đầu, tư tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sự thống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến. Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành nguyên tắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một quyền cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc" [72, Điều 8]. Tuyên ngôn này đã đặt nền móng cho sự hình thành ngun tắc SĐVT - một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của pháp luật quốc tế và tư duy pháp lý của các quốc gia.

Tuyên ngôn quốc tế năm 1948 đã ghi nhận SĐVT là một quyền cơ bản của con người đồng thời là một nguyên tắc của pháp luật quốc tế: "Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tịa cơng khai và Tịa án này phải cung ứng

tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự" [31, Ðiều 11]. Nguyên tắc (quyền) SĐVT cịn được ghi nhận trong các cơng ước quốc tế khác: Công ước Châu Âu năm 1950 về nhân quyền; Công ước Châu Mỹ năm 1969 về nhân quyền;... Đặc biệt, Công ước quốc tế năm 1966 không chỉ ghi nhận các quyền cơ bản của con người với tư cách là các nguyên tắc của pháp luật quốc tế mà còn đưa ra những bảo đảm cần thiết khi một người bị xét xử về hình sự:

1. Mọi người đều bình đẳng trước Tịa án..., có quyền được xét xử cơng bằng và công khai bởi một Tịa án... khơng thiên vị... để quyết định về lời buộc tội...;

2. Người bị cáo buộc... được coi là vô tội cho tới khi... phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật;

3. Mọi người có quyền hưởng đầy đủ và bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau:

a) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết... về bản chất và lý do buộc tội;

b) Có đủ thời gian và điều kiện... để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa...;

c) Được xét xử mà khơng bị trì hỗn một cách vơ lý;

d) Có mặt khi xét xử, được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý... và được trợ giúp pháp lý theo chỉ định... không phải trả tiền...;

e) Được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, được mời người làm chứng gỡ tội... và thẩm vấn họ tương tự như đối với người làm chứng buộc tội mình;

f) Được phiên dịch miễn phí...;

g) Khơng bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội... [31, Điều 14].

Việc đề ra các chuẩn mực nêu trên xuất phát từ nhận thức TTHS là một lĩnh vực đặc thù và nhạy cảm, là hoạt động thực thi công quyền nhân danh Nhà nước nên trong quan hệ giữa các chủ thể thực thi công quyền (CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên, Tòa án/ Thẩm phán,…) và các chủ thể khác (đặc biệt là bị can, bị cáo) luôn thể hiện sự bất bình đẳng mà ưu thế ln nghiêng về các chủ thể thực thi pháp luật. Vì vậy, để bảo vệ quyền con người trong TTHS, cần dành cho bị can, bị cáo những quyền pháp lý cần thiết nhằm giúp họ có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh nguy cơ bị xâm phạm từ phía các chủ thể thực thi pháp luật. Các chuẩn mực tối thiểu nêu trên tạo thành hệ thống quy tắc ứng xử của các cơ quan, nhân viên thực thi pháp luật và được áp dụng trên phạm vi toàn cầu nhằm đảm bảo để người bị buộc tội có thể bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia tôn trọng và lồng ghép các nguyên tắc này vào luật pháp quốc gia và phổ biến rộng rãi đến các Thẩm phán, Luật sư, nhân viên hành pháp, lập pháp và công chúng... [70, tr. 629].

Bình luận chung số 13 Cơng ước quốc tế năm 1966 đã nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền SĐVT với nghĩa vụ chứng minh của bên Cơng tố, với ngun tắc Tịa án độc lập và khơng thiên vị, theo đó các cơ quan tố tụng, Thẩm phán, Kiểm sát viên không được định kiến trước về kết quả xét xử, việc xét xử tại phiên tịa phải tn thủ giả định bị cáo vơ tội:

Giả định vô tội - yếu tố cơ bản để bảo vệ quyền con người, địi hỏi bên cơng tố phải chứng minh sự cáo buộc. Khơng ai có thể bị kết tội cho đến khi việc chứng minh khơng cịn nghi ngờ nào; đảm bảo quyền được suy đốn theo hướng có lợi... trong trường hợp có sự nghi ngờ về lỗi của họ. Mọi cơ quan công quyền không được định kiến về kết quả xét xử,...; Khơng được xiềng xích, nhốt bị cáo... hoặc để họ xuất hiện trước Tòa theo cách thức cho thấy họ bị coi là kẻ phạm tội... Báo chí cũng khơng được phép gây tổn hại đến quyền giả định vô tội... [30, tr. 223].

Các quy định nêu trên của pháp luật quốc tế về SĐVT cho thấy con người và quyền con người là giá trị cao quý nhất và là đối tượng ưu tiên bảo hộ trong lĩnh vực tư pháp hình sự. SĐVT được coi là nguyên tắc "kinh điển nhất" của TTHS và là "phẩm giá của văn minh nhân loại" [74, tr. 25]. Việc pháp luật ghi nhận nguyên tắc SĐVT (quyền được SĐVT) là bảo đảm quan trọng, là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nhằm phịng ngừa, ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng. Tuy nhiên, SĐVT là một vấn đề rộng, phức tạp của khoa học pháp lý nhưng điểm mấu chốt và cơ bản nhất của nó là sự thể hiện ở quy định của pháp luật về SĐVT ("luật trên giấy") và thái độ xử sự của các chủ thể tố tụng đối với người bị buộc tội như thế nào trong quá trình TTHS ("luật trên thực tế"): người bị buộc tội có được coi (giả thiết) là vơ tội hay có tội? Đây là vấn đề quan điểm còn khác nhau.

Nguyên tắc SĐVT đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều nước ghi nhận. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, hệ thống luật lục địa (tố tụng thẩm vấn) hoạt động dựa trên suy đốn có tội cho đến khi chứng minh được sự vơ tội của người đó, cịn hệ thống luật án lệ (tố tụng tranh tụng) lại dựa trên SĐVT. Các nhân viên điều tra của hệ thống luật lục địa phải xác định bất kỳ người nào có tội trong số những người "dường như" là vô tội... Người nào chưa được chấm dứt điều tra thì vẫn "hình như" là có tội và hành động tiếp theo của CQĐT đối với người này được thực hiện với suy đốn rằng họ có tội... Một số học giả Trung Quốc cho rằng, nguyên tắc SĐVT chỉ làm cho người ta thêm rối và phản tác dụng: trói tay các nhân viên thi hành pháp luật, làm cho các tội phạm không bị trừng phạt... Quá trình TTHS chỉ đơn giản là "tìm kiếm sự thật từ sự việc"... Theo đó sự có tội hay vơ tội hồn tồn có thể được chứng minh một cách đúng đắn mà không cần phải SĐVT hay suy đốn có tội [82, tr. 167-170].

Ý kiến khác thì cho rằng sự thật thế nào thì phải chứng minh, đi tìm, chứ khơng được "suy đoán" theo bất cứ hướng nào. Nếu ghi nhận nguyên tắc

"suy đốn vơ tội" cũng tức là không cần đến nguyên tắc "xác định sự thật của

vụ án"... [39]. Quan điểm thứ tư lại cho rằng, cả hai quan điểm thừa nhận và

phủ nhận nguyên tắc SĐVT đều đã bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng đó là áp dụng pháp luật trên thực tế, bởi lẽ ngay cả khi "luật trên giấy" quy định rằng bị can được SĐVT nhưng khơng có nghĩa là "luật trên thực tế" sẽ hành động theo đúng như vậy... [82, tr. 170].

Việc tuân thủ và cụ thể hóa các nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong pháp luật nội địa không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia tham gia các điều ước quốc tế mà còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Ngày nay pháp luật của hầu hết các nước (không phân biệt mơ hình TTHS) đều thừa nhận các nguyên tắc của pháp luật quốc tế (trong đó có nguyên tắc SĐVT) nhưng nội dung được thể hiện ở mức độ rất khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)