LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003
Mặc dù đã ba lần được sửa đổi bổ sung (các năm 1990, 1992 và 2000) nhưng sau gần 15 năm áp dụng do nhiều nguyên nhân, BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ quá nhiều bất cập, hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Mặt khác, năm 1992 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND và một số đạo luật khác nhằm thể chế hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của BLTTHS năm 1988, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp cơng dân, đáp ứng u cầu cải cách tư pháp, ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua BLTTHS sửa đổi (BLTTHS năm 2003) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS này giữ nguyên 20 điều; sửa đổi bổ sung 272 điều và bổ sung 54 điều mới. Để thống nhất trong nhận thức và áp dụng các quy định của Bộ luật, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng như: các nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP, số 04/2004/NQ-HĐTP, số 05/2005/NQ-HĐTP; Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BTP-BQP...). Nhiều quy định liên quan đến SĐVT trong BLTTHS năm 2003 đã được bổ sung nội dung mới theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW. Có thể phân thành các quy định này thành các nhóm sau:
1) Các nguyên tắc liên quan đến SĐVT;
2) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia TTHS; 3) Các quy định về trình tự, thủ tục xét xử.