Nghĩa của ngun tắc suy đốn vơ tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 29 - 33)

Việc ghi nhận trong pháp luật quốc tế, sự thừa nhận và thể hiện SĐVT trong pháp luật của các quốc gia là một thành tựu vĩ đại của nền văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực TTHS. Có thể nói việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nước ta ghi nhận nguyên tắc SĐVT với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của tư pháp hình sự có vai trị và ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

Một là, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản của

pháp luật quốc tế, là một trong những nội dung cơ bản về quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế năm 1948, Công ước quốc tế năm

1966 và được áp dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật TTHS của hầu hết các nước. Năm 1982 Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế năm 1966 và cam kết thực hiện các nguyên tắc của Cơng ước này, trong đó có nguyên tắc SĐVT. Việc BLTTHS nước ta tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện nguyên tắc SĐVT là vô cùng cần thiết, là bước tiến vượt bậc về bảo đảm quyền con người trong TTHS [5]. Bởi lẽ, trước hết nguyên tắc này bảo đảm thái độ khách quan của các chủ thể tố tụng. Nó địi hỏi trong suốt q trình TTHS (từ khi khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử) các chủ thể tố tụng không được coi người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người đã có tội, mà họ chỉ là người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm. Kể cả trong trường hợp khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, thì chỉ một số quyền của họ bị hạn chế trong phạm vi quy định của pháp luật, còn những quyền con người và những quyền công dân khác của họ vẫn phải được tơn trọng và bảo đảm (ví dụ: quyền bầu cử vẫn phải được bảo đảm đối với người bị tạm giữ, tạm giam). Mặt khác, nguyên tắc SĐVT là một bảo đảm nhằm bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội khi xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể thuộc bên buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị hại). Ngoài các chứng cứ buộc tội, các chủ thể tố tụng cịn có trách nhiệm thu thập cả các chứng cứ gỡ tội; phải có thái độ vơ tư, khơng được định kiến đối với người bị buộc tội để bảo đảm tính khách quan của vụ án. Người bị buộc tội khơng có nghĩa vụ chứng minh về sự vơ tội của mình và có quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu với các cơ quan tố tụng. Ngồi ra, ngun tắc SĐVT cịn thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của hoạt động TTHS khi buộc các chủ thể tố tụng phải giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội trong trường hợp các quy định của pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu, giải thích khác nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc SĐVT, thì các quy định của BLTTHS về các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) phải thể hiện được đầy đủ, chính xác các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc này.

Hai là, việc ghi nhận nguyên tắc SĐVT trong Hiến pháp và BLTTHS

là một bảo đảm quan trọng, là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực đặc thù này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng [74, tr. 25]. Nguyên tắc này là lời cảnh báo thường xuyên đối với những người được giao thẩm quyền sử dụng cơng quyền để thực thi chức năng giữ gìn, đảm bảo trật tự xã hội. Nó địi hỏi những chủ thể thực thi pháp luật phải nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc được giao, đặc biệt là sự tác động trực tiếp đối với cuộc sống, sự nghiệp, danh dự, nhân phẩm và cả tính mạng của người bị buộc tội, để từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trước hết phải tơn trọng sự thật khách quan, phải cẩn trọng, mẫn cán, chặt chẽ nhằm bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội đồng thời không được làm oan người vô tội.

Ba là, nguyên tắc SĐVT không chỉ phân định các chức năng cơ bản

(buộc tội, bào chữa và xét xử) giữa các chủ thể; xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên buộc tội, người bị buộc tội có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội, mà cịn buộc các cơ quan tố tụng phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để người bị buộc tội có thể thực hiện tốt quyền bào chữa của mình [35, tr. 35]. Vì vậy, nguyên tắc này đã góp phần bảo đảm sự dung hịa giữa lợi ích của xã hội và quyền tự do của cá nhân; bảo đảm sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là Nhà nước (với hệ thống các CQĐT, truy tố) với một bên là người bị buộc tội luôn ở địa vị yếu thế hơn nhằm đạt được mục đích của TTHS là "khơng bỏ lọt tội phạm đồng thời không là oan người vô tội".

Bốn là, nguyên tắc SĐVT mở ra lối thoát cho những vụ án đi vào ngõ

cụt, khi mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng mọi phương pháp nhưng không thể xác định được ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy trừ các trường hợp phạm pháp quả tang, còn lại các vụ án hình sự chỉ bị đưa ra ánh sáng sau khi vụ việc xảy ra và các

cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải dựng lại tồn cảnh bức tranh về vụ việc. Thông qua bức tranh này, không chỉ những người có thẩm quyền mà tồn xã hội có thể thẩm định, đánh giá bản chất của vụ việc một cách khách quan để có kết luận đúng đắn, chính xác về một người là có tội hay khơng có tội. Tuy nhiên, có những trường hợp do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau (các dấu vết, chứng cứ khơng cịn đầy đủ, hoặc yếu kém, hạn chế trong tổ chức hoạt động, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của những người tiến hành tố tụng,...) mà cơ quan tố tụng không thể dựng lại được bức tranh về vụ việc xảy ra dẫn đến bỏ lọt (tạm thời hoặc vĩnh viễn) tội phạm và người phạm tội. Đây là một thực tế có thể xảy ra mà xã hội phải chấp nhận. Việc cần làm trong các trường hợp này là phải rà sốt tìm ra ngun nhân (khâu nào, người nào,...) để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh lặp lại.

Trong mọi trường hợp không thu thập đủ chứng cứ để buộc tội thì người bị buộc tội phải được chính thức suy đốn là vơ tội với bảo đảm khơng có nghi ngờ, khơng tì vết, bảo đảm để họ tiếp tục cuộc sống bình thường. Như vậy, việc áp dụng nguyên tắc SĐVT có thể dẫn đến một thực tế là xã hội phải chấp nhận sự "nhởn nhơ" ngồi vịng pháp luật của "người bị tình nghi", nhưng một điều hết sức hệ trọng cần nhận thức là: Nếu sự bỏ lọt một người phạm tội có thể khiến cho một gia đình (của người bị hại) phải chịu mất mát khơng bù đắp được, thì việc làm oan người vơ tội sẽ làm tan nát khơng chỉ hai gia đình (của người bị hại và bị can, bị cáo) mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác đối với tồn xã hội như: làm giảm lịng tin của quần chúng nhân dân đối với công lý, sự công minh của pháp luật, sự ưu việt của chế độ XHCN,...

Vì vậy, có thể nói chỉ khi BLTTHS ghi nhận và cụ thể hóa đầy đủ, chính xác các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc SĐVT và các điều kiện bảo đảm để nguyên tắc này được thực thi trên thực tế thì mới có thể làm thay đổi thái độ (thói quen) "suy đốn có tội" của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng (CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên và Tòa án/ Thẩm phán) - một thực

trạng diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Nguyên tắc SĐVT buộc các chủ thể của bên buộc tội (đặc biệt là CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên) phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ để thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm. Tại phiên tịa nếu khơng có đủ chứng cứ chứng minh bị cáo có tội thì HĐXX phải tuyên bị cáo vô tội mà không trả hồ sơ điều tra bổ sung (ở cấp sơ thẩm) hoặc hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại (ở cấp phúc thẩm). Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại chỉ làm dây dưa kéo dài q trình TTHS, xơ đẩy số phận pháp lý của người bị tình nghi (khơng biết họ có thực sự phạm tội khơng?) "lửng lơ trong vịng tố tụng". Chỉ có như vậy thì cơng cuộc cải cách tư pháp và hoạt động TTHS ở nước ta mới có thể đạt được mục tiêu đặt ra "... bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)