Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến suy đoán vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 50 - 54)

vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để kịp thời bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền cách mạng cịn non trẻ, các quyền và lợi ích của cơng dân, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới, trong đó có các văn bản quan trọng sau đây:

1) Sắc lệnh số 13C/SL ngày 13/9/1945 về thành lập các TAQS là văn bản pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quy định về thủ tục TTHS, trong đó đã xác định tương đối rõ ba chức năng cơ bản trong TTHS (buộc tội, bào chữa và xét xử):

Ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm. Ghế Chánh án và ghế Hội thẩm sẽ do một ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị ngồi. Cịn ghế Hội thẩm thứ nhì thuộc về ơng Thẩm phán chuyên môn

của tư pháp... Đứng buộc tội là một ủy viên quân sự hay một ủy viên Ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho... [69, tr. 15].

2) Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán đã phân định rõ ràng, đầy đủ hơn về các chức năng trong TTHS và trình tự, thủ tục xét xử các vụ án hình sự (Điều 44):

Sau khi nghe các bị can, người làm chứng, cáo trạng... và... lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Hội thẩm và hai phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để quyết định về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt... Trong việc đại hình nếu trước Tịa.. bị can khơng có ai bênh vực ơng Chánh án sẽ cử một Luật sư bào chữa cho hắn... [69, tr. 30].

3) Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức Tòa án quân sự tiếp tục khẳng định ba chức năng cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS và mở rộng các hình thức thực hiện quyền bào chữa, theo đó bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ Luật sư hoặc một người khác bênh vực cho... [65, tr. 51].

4) Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và các nguyên tắc của TTHS nói riêng như: "Tất cả các cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật" (Điều 7); "Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam" (Điều 11); "Các phiên tịa đều phải cơng khai, trừ trường hợp đặc biệt. Bị cáo được quyền tự bào chữa hoặc mượn Luật sư" (Điều 67)…

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng. Để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong đời sống xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật xác định rõ và đầy đủ hơn các nguyên tắc của TTHS, trong đó có ngun tắc SĐVT.

1) Thơng tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn mang tính nguyên tắc về chế định bào chữa và SĐVT như sau:

... Bào chữa là một chế độ trọng yếu... giúp cho công tác xét xử tiến hành được tồn diện và khách quan, xét xử được chính xác hơn, bênh vực được quyền lợi hợp pháp của người bị can... Nếu bị can khơng được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì khơng gọi là có cơng lý...; bị can cần được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa để chống lại sự khống tố hoặc trình bày tình huống giảm nhẹ. Có như thế cuộc... thẩm vấn trước phiên tịa... mới sáng tỏ sự việc, tìm ra sự thật, mới thực hiện được nguyên tắc "trước khi tuyên án bị can được coi như người vô tội"... Cơng tố tại phiên tịa khơng phải là một nhà chức trách có quyền uy riêng biệt mà là đương sự nguyên cáo như bị can (và người bào chữa)...; hai bên bình đẳng với nhau... Tuyệt đối không được mớm cung, bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào... Lời thú tội của bị can... phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội... Không được định kiến người bị truy tố là có tội...; trước khi tuyên án họ được coi như vô tội... [65, tr. 76].

2) Hiến pháp năm 1959 (Điều 97) và Luật tổ chức TAND năm 1960 (Điều 1) xác định TAND "là cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa". Trong các văn bản pháp luật này cũng quy định một loạt các nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của TAND. Theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 1960, quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa, bị cáo có thể nhờ Luật sư... nhờ người cơng dân được đồn thể giới thiệu hoặc được Tòa án chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết TAND chỉ định người bào chữa cho bị cáo trong các trường hợp: bị cáo là vị thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần; có thể bị xử phạt chung thân hoặc tử hình; vụ án có tính chất quan trọng, phức tạp, có ảnh hưởng lớn trong dư

luận... (Điều 7). Bị cáo có quyền: tham gia tố tụng..., được tống đạt cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử; được biết kết quả điều tra; đề xuất chứng cứ...; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa... [65, tr. 40]. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tố tụng cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan này được xác định rõ ràng hơn: "Cơ quan công an tiến hành các hoạt động điều tra, Viện kiểm sát kiểm sát việc điều tra, truy tố và xét xử, cịn Tịa án phụ trách cơng tác xét xử. Quan hệ giữa ba cơ quan là quan hệ phối hợp và chế ước" [65, tr. 56].

3) Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1981 về cơ bản vẫn ghi nhận các nguyên tắc đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND và tổ chức VKSND năm 1960.

4) Nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND, TANDTC đã ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án hình sự, về thủ tục rút ngắn. Đặc biệt tại Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (được ban hành kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC) đã có nhiều quy định về SĐVT thể hiện tập trung và rõ nét trong các nguyên tắc của TTHS (bảo đảm quyền bào chữa; trách nhiệm chứng minh vụ án; quyền bình đẳng trước Tịa án...); trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm; về mục đích và yêu cầu của việc xét xử vụ án hình sự tại phiên tịa:

Việc xét xử tại phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đối với toàn bộ thủ tục TTHS. Khi xét xử... phải chú ý cả hai mặt buộc tội và gỡ tội..., coi trọng việc bào chữa... bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, đặc biệt... là quyền bào chữa... Đây là điều kiện cần thiết để bị cáo có thể bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, khơng bị xử oan... Xét hỏi tại phiên tịa nhằm trực tiếp và công khai

thẩm tra lại các chứng cứ... phải xét hỏi một cách khách quan, tránh tư tưởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ việc xét hỏi... [66, tr. 156]. Từ phân tích trên cho thấy trước khi ban hành BLTTHS đầu tiên (năm 1988), trong các văn bản pháp luật nêu trên, các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về SĐVT, bảo đảm quyền bào chữa, quyền bình đẳng và sự tranh tụng giữa Công tố viên và bên bào chữa tại phiên tòa đã được coi như những nguyên tắc quan trọng định hướng cho các hoạt động TTHS ở nước ta. Đây là những tiền đề tư tưởng và là cơ sở pháp lý để hoàn thiện các quy định pháp luật về SĐVT trong BLTTHS đầu tiên (năm 1988) của nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự việt nam 002 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)