Khái niệm thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 29 - 36)

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU

2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

- Khái niệm buôn lậu và tội phạm buôn lậu

Bn lậu có ý nghĩa là bn bán những hàng trốn thuế và hàng cấm. Khái niệm này đã kế thừa những hiểu biết xưa và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay [111, tr.100]. Trong từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995) buôn lậu là hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế những hàng hoá ở trong nước mà Nhà nước cấm kinh doanh [110, tr. 291].

Tổ chức Hải quan thế giới WCO họp tại thủ đô Nairobi, Kênia ngày 09/6/1977 thống nhất định nghĩa khái niệm buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.

Theo BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tại Điều 153 qui định buôn lậu là buôn bán trái phép qua biên giới hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá q có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 153 hoặc tại một trong các điều: Điều 154; Điều 155; Điều 156; Điều 157; Điều 158; Điều 160; Điều 161; Điều 193; Điều 194; Điều 195; Điều 196; Điều 230; Điều 232; Điều 233; Điều 236; Điều 238 [80; 83].

Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 10 đã thơng qua BLHS năm 2015, thực hiện từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, do một số sai sót về kỹ thuật, nên Quốc hội đã lùi thời hạn có hiệu lực của BLHS năm 2015 đến khi Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 có hiệu lực (Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13, BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 [89].

So với Điều 153 BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 quy định thêm hành vi khách quan là buôn bán "từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại" trái với qui định của pháp luật; bổ sung đối tượng tác động của tội phạm là "di vật, cổ vật". Bổ sung một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như "vật phạm pháp là bảo vật quốc gia"; bỏ đối tượng tác động của tội phạm là "hàng cấm". Tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù (hình phạt tù cao nhất chung thân xuống tù 20 năm).

Theo BLHS 2015 buôn lậu được hiểu là hành vi bn bán trái phép hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố, hàng cấm qua biên giới Việt Nam [23, tr.312]. Pháp nhân thương mại phạm tội bn lậu thì bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ vĩnh viễn.

Từ những trình bày ở trên, có thể nêu khái niệm của tội phạm bn lậu như sau: Tội phạm buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được qui định trong

BLHS, do người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và thực hiện chịu hình phạt.

Năm 2017, Bộ luật Hình sự mới (được hợp nhất từ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH, ngày 10/7/2017 của Văn phịng Quốc hội- PV) thi hành từ ngày 01/01/2018, có nhiều quy định mới liên quan đến tội phạm bn lậu, trong đó có quy định về xử lý đối với pháp nhân thương mại.

- Khái niệm phịng, chống bn lậu

Theo từ điển Tiếng Việt: “phịng ngừa là phịng trước khơng để cho cái xấu,

cái khơng hay nào đó xảy ra” [118, tr.1005]; “chống là hoạt động ngược lại, gây trở lực cho hành động của ai đó hoặc cho tác động của cái gì” [118, tr.230]. Theo đó,

phịng, chống bn lậu cơ bản tập trung trước hết vào việc xác định các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu do các chủ thể khác nhau thực hiện nhằm không để hành vi buôn lậu xảy ra và nếu xảy ra thì có biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngồi ra cũng có cách tiếp cận mang tính đặc thù, đó là coi việc “phịng ngừa bn lậu” là một nội dung cấu thành của “chống bn lậu”. Theo đó, chống bn lậu bao gồm trước hết là phòng ngừa và chủ yếu là phòng ngừa, làm cho hành vi bn lậu khơng có hoặc ít có cơ hội hình thành. Cùng với phịng ngừa là việc phát hiện, xử lý buôn lậu được thực hiện tương tự như việc phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội khác nhau một cách nghiêm minh. Việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh hành vi buôn lậu được xem là biện pháp được thực hiện sau quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát do các chủ thể có trách nhiệm thực hiện. Hiệu quả của cơng tác phịng ngừa buôn lậu được nâng cao nếu xử lý nghiêm minh hành vi buôn lậu, đồng thời là động lực cho hoạt động phịng ngừa bn lậu được tiến hành thường xuyên và liên tục.

+ Phịng ngừa tội phạm bn lậu là việc các cơ quan của nhà nước bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm buôn lậu ra khỏi đời sống xã hội.

Biện pháp phòng ngừa là hệ thống các biện pháp, cách thức do các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và cơng dân thực hiện nhằm hạn chế, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Có hai biện pháp phịng ngừa, đó là phịng ngừa xã hội và phịng ngừa nghiệp vụ.

Biện pháp phòng ngừa xã hội gồm các biện pháp giáo dục, biện pháp quần

chúng và có thể cả biện pháp hành chính: 1) Biện pháp quần chúng là một trong những biện pháp cơ bản nhất của các lực lượng chuyên trách áp dụng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhằm sử dụng sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Biện pháp quần chúng được thực hiện thông qua việc truyên truyền, giáo dục, vận động cơng khai và bí mật, vận động rộng rãi và cá biệt để phát huy tính tự giác của quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nội dung của biện pháp quần chúng gồm điều tra nghiên cứu tình hình, tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng tham gia cơng khai và bí mật vào các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, 2) Biện pháp giáo dục là biện pháp được thực hiện nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh

thần, ý thức của một người hoặc một số người nào đó nhằm làm cho họ có những phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đã định. Trong lĩnh vực đấu tranh phịng, chống tội phạm, Luật hình sự Việt Nam và Luật tố tụng hình sự Việt Nam ln coi trọng các biện pháp giáo dục đối với người có hành vi vi phạm pháp luật; 3) Biện pháp hành chính là một trong những biện pháp cơ bản nhất của các lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Biện pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng những quy định của pháp luật để quản lý xã hội nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại an ninh, trật tự, bảo đảm cuộc sống yên vui, hạnh phúc của nhân dân.

Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ là hệ thống biện pháp công tác riêng của các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có lực lượng chuyên trách, biện pháp nghiệp vụ được sử dụng trong quá trình đấu tranh phịng ngừa và chống các âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, như biện pháp trinh sát, biện pháp vũ trang...

Biện pháp áp dụng để thi hành quyết định, bản án dân sự. Việc thi hành bản án, quyết định được tiến hành bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án. Khi bản án, quyết định được thi hành thì người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành. Cơ quan thi hành án tiến hành giáo dục, thuyết phục và định cho người phải thi hành án một thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án để họ tự nguyện thi hành án. Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án khơng tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế (Điều 6, Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004).

+ Đấu tranh chống tội phạm là các hoạt động phát hiện và xử lí tội phạm bn lậu để bảo vệ xã hội và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Hoạt động này bao gồm: Phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành án hình sự. Đó là những hoạt động có đối tượng là tội phạm đã xảy ra.

Phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm có mối quan hệ với nhau. Một là, chống tội phạm hay đấu tranh chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm cụ thể đã xảy ra. Hoạt động này có tác dụng ngăn chặn khơng cho chủ thể tiếp tục

phạm tội. Ngoài ra, hoạt động này cịn có ý nghĩa răn đe, giáo dục đồng thời tác động nhất định đến ngun nhân phạm tội. Vì vậy, hoạt động này có giá trị to lớn trong cơng tác phịng ngừa tội phạm. Ở khía cạnh này có thể coi chống tội phạm là hoạt động đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Chống tội phạm được thực hiện cũng có mục đích là phịng ngừa tội phạm vì cũng hướng tới môi trường và hướng tới con người theo hướng tích cực. Chống tội phạm để tạo cơ sở cho mơi trường pháp lí hình sự nghiêm minh và để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật hình sự cùa mọi người. Đó là hai điều kiện quan trọng góp phần ngăn ngừa phát sinh nguyên nhân của tội phạm. Hai là, chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai loại hoạt động có nội dung riêng. Tuy có quan hệ với nhau và có cùng mục đích như nêu trên nhưng hai loại hoạt động này không đồng nhất với nhau. Nếu đồng nhất hai hoạt động này sẽ dễ dẫn đến tình trạng bó hẹp phạm vi các biện pháp phịng ngừa cũng như tuyệt đối hố biện pháp xử lí hình sự. Trong khi đó cần phải coi chống tội phạm chỉ là một trong số rất nhiều biện pháp thuộc hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần thực hiện. Tuy nhiên, chống tội phạm vẫn có tính độc lập tương đối, có nội dung, đặc điểm và yêu cầu riêng. Kết quả của chống tội phạm có hiệu quả là một trong các yếu tố góp phần phịng ngừa tội phạm.

Có thể nói chống tội phạm vừa là bộ phận khơng thể thiếu của phịng ngừa tôi phạm nhưng đồng thời cũng là mặt khác của phòng ngừa tội phạm. Phòng tội phạm và chống tội phạm là hai mặt không tách rời của thể thống nhất. Chống tội phạm tuy có vai trị quan trọng trong phòng ngừa tội phạm nhưng vai trị này chỉ có ý nghĩa khi đặt trong tổng thể các biện pháp phịng ngừa tội phạm nói chung. Chỉ trong tổng thể các biện pháp phịng ngừa tội phạm thì chống tội phạm mới có thể góp phần phịng ngừa tội phạm và được xem là một loại biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi buôn lậu là biện pháp đặc biệt quan trọng, tạo thành hệ thống đồng bộ của hoạt động đấu tranh phịng, chống bn lậu, thể hiện quyết tâm chính trị cao độ của nhà nước và xã hội đối với buôn lậu.

Như vậy, phịng, chống bn lậu được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi buôn lậu theo quy định của pháp luật.

Muốn phịng, chống bn lậu có hiệu quả thì cần nhiều biện pháp đồng bộ của nhà nước và xã hội nhưng trong đó nhà nước có vai trị trung tâm. Pháp luật là cơng cụ hữu hiệu để phịng, chống bn lậu một cách có hiệu quả.

- Khái niệm pháp luật phịng, chống bn lậu

Để thực hiện phịng, chống bn lậu, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống buôn lậu. Trong số những cơng cụ pháp lý quan trọng góp phần đáng kể vào việc phịng, chống bn lậu một cách trực tiếp phải kể đến Luật An ninh quốc gia 2004, Luật Quốc phòng 2018, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính số 2012, Luật Hải quan 2014, Luật Công an nhân dân 2018, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi, bổ sung 2017, Luật cán bộ, công chức. Các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính như: Nghị định 148/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường; Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/1/2015 Quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới; Nghị định 1 số 16/VBHN-BTC ngày 10/5/2018 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu theo thủ tục hành chính. Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 61/2019/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định số 24/VBHN-BTC ngày 11/7/2018 Quy

định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám soát, kiểm soát hải quan; Nghị định 49/2019/NĐ-CP ngày 06/6/2019 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Cơng an nhân dân.

Như vậy, có thể hiểu: Pháp luật về phịng, chống bn lậu là hệ thống những quy định của pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi bn lậu theo quy định của pháp luật góp phần bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội.

- Khái niệm thực hiện pháp luật phịng, chống bn lậu

Khái niệm THPL về phịng, chống bn lậu phải được xây dựng trên cơ sở khái niệm THPL nói chung. Đây là vấn đề cơ bản của khoa học Lý luận nhà nước và pháp luật. Khái niệm này được đề cập ở nhiều tài liệu, giáo trình [21; 22; 24; 41;

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w