Vai trị thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 40 - 44)

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU

2.1.3. Vai trị thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Có thể khẳng định, thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu có vai trị rất quan trọng:

- THPL về phịng, chống bn lậu góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, bảo đảm trật tự an tồn xã hội.

Trước tình hình hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi và cơ bản, chúng ta đang phải đối diện với tình trạng buôn lậu, diễn ra hết sức phức tạp cả quy mơ và tính chất, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại đối

với doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng, nguy hại hơn, trong nhiều trường hợp còn tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực tham nhũng trong bộ máy quản lý. Vì vậy, cơng tác phịng, chống bn lậu không chỉ là trách nhiệm của một chủ thể mà cần phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của nhân dân. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh rất rõ đó là “Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của người tiêu dùng và các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế” 116,

tr.51. Đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác phịng, chống bn lậu là Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ Trung ương đến địa phương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) thuộc Bộ Công Thương. Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tham mưu ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để kiện toàn bộ máy hoạt động từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, đã xây dựng, ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về phịng, chống bn lậu. Việc xây dựng, ban hành và thực thi những quy định pháp luật đã góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

- THPL về phịng, chống bn lậu góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Hiện nay, tình hình bn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Vi phạm diễn ra ngày một đa dạng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, phạm vi rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong cơng tác quản lý và những hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, phân phối, hình thành các đường dây, băng nhóm sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nói trên. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của dịch vụ internet và hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện việc mua bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều thơng tin khơng chính xác về cơng dụng của nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền và đã kích thích

nhu cầu sử dụng các sản phẩm này ngày càng gia tăng mạnh trên thị trường. Thực tế này đáng báo động, đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, làm nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Xây dựng kế hoạch đấu tranh cụ thể đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng. Phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tập trung điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm bn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ buôn lậu, kinh doanh, sản xuất hàng giả nghiêm minh theo pháp luật.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phịng tăng cường kiểm sốt người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới, đặc biệt là đường mòn lối mở, khu vực cửa khẩu, các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa ở khu vực biên giới. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại hàng hóa, trong đó có dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Phối hợp các bộ ngành, chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng tuyên truyền vận động cư dân vùng biên không tham gia vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Có thể nói, việc xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất,

kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- THPL về phịng, chống bn lậu góp phần tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực phịng, chống bn lậu

Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác 35, tr.54. Giữa pháp chế và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau vì khơng có pháp chế nếu khơng có pháp luật, nhưng có pháp luật cũng khơng có nghĩa là đã có pháp chế. Bản chất của pháp chế được thể hiện ở những yêu cầu và sự địi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tơn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Chỉ có thể phát huy được hiệu lực của pháp luật, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, giữ vững trật tự, kỷ cương khi dựa trên một nền pháp chế vững chắc. Ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ, phù hợp. Vì vậy, pháp luật chính là điều kiện vật chất của pháp chế, cịn pháp chế là cơng cụ đảm bảo cho việc đưa pháp luật vào thực thi trong đời sống của tồn xã hội. Pháp chế XHCN có mối liên quan đặc biệt chặt chẽ với trật tự pháp luật và tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội. Tình trạng vi phạm pháp luật là sự phản ánh chính xác nhất về thực trạng của pháp chế. Để ngăn ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hiện tượng vi phạm pháp luật thì khơng có cách nào khác là phải xây dựng được một nền pháp chế mạnh mẽ, vững chắc.

Thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu nhằm mục đích phịng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả đối với mọi hành vi bn lậu vì lợi ích chung của tồn xã hội. Điều này góp phần tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực phịng, chống bn lậu. Công tác thi hành án là một khâu quan trọng góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, tạo môi trường để thực hiện thành công các nhiệm vụ và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ngoài ra, pháp chế xã hội chủ nghĩa được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Quản lý

thị trường, Hải quan. Điều đó thể hiện: Tổ chức và hoạt động của các lực lượng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w