Tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 101 - 109)

,

Về sử dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ

Pháp luật quy định cho các lực lượng chuyên trách những quyền nhất định trong cơng tác phịng, chống bn lậu. Thực hiện những quyền này là biểu hiện cơ bản của hình thức sử dụng pháp luật. Căn cứ tình hình thực tế và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng triển khai thực hiện các quyền theo quy định.

Công an nhân dân áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm minh đối với cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong cơng tác phịng, chống bn lậu. Bộ đội biên phòng tiến hành hoạt động điều tra tội phạm, xử lý VPHC theo quy định của pháp luật, truy đuổi, bắt giữ người vi phạm pháp luật.

Hải quan triển khai thực hiện các quyền bao gồm: Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, gia cơng, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyển tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật; tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, khơng thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Năm 2019, lực lượng Cảnh sát kinh tế được UBND TP Hải Phòng tặng Bằng khen về thành tích cơng tác cao điểm Tết Canh Tý năm 2020 và 04 lần được Giám đốc CATP tặng Giấy khen về phong trào thi đua, cao điểm bắt truy nã. Ngày 25/5/2020 đơn vị được đồng chí Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố (Trưởng Ban chỉ đạo 389 thành phố) đến biểu dương, tặng thưởng 50.000.000 đồng về thành tích phát hiện vụ 30 container về buôn lậu quặng đồng. Ngày 02/12/2019 và ngày 12/1/2020 đơn vị được đồng chí Lê Nguyên Trường - Phó Giám đốc CATP đến biểu dương, tặng thưởng 4.000.000 đồng về thành tích đấu tranh phá thành cơng chuyên án 919V, 719T và các vụ việc về buôn lậu. Ngày 02/3/2020 đơn vị nhận được thư cảm ơn của UBND phường Tân Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng.

tiến hành hoạt động điều tra tội phạm và xử lý VPHC theo quy định của pháp luật. Là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì các lực lượng chuyên trách tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Đối với những hành vi VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt, được các lực lượng chuyên trách phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.

Ví dụ: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2017 lực lượng Hải quan đã bắt giữ 371 vụ bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới, trị giá 16,96 tỷ đồng (giảm 1,6% về số vụ và giảm 5,1% về trị giá so với năm 2016); chủ trì và phối hợp bắt giữ 07 vụ / 07 đối tượng, thu giữ 13 bánh Heroin trọng lượng 4,178 kg, 200 ml MTTH dạng nước (MDMA) và 2,357 kg MTTH; Khởi tố hình sự: 05 vụ; Chuyển các cơ quan khác điều tra, xử lý: 14 vụ; Xử lý hành chính 608 vụ, phạt 8,1 tỷ đồng. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện bắt giữ 89 vụ/111 đối tượng/49 phương tiện/17.922,68 gam ma túy các loại; 69,58 kg pháo; 15 cá thể Tê tê cùng nhiều tang vật giá trị khác. Khởi tố vụ án hình sự 24 vụ/37 đối tượng. Xử lý hành chính: 64 vụ/74 đối tượng/49 phương tiện, phạt tiền = 470.750.000đ; tịch thu hàng hóa ừị giá 5.768.167.391 đ. Bàn giao: 01 vụ/15 cá thể Tê tê cho Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái xử lý theo thẩm quyền.

Ví dụ: Trên địa bàn thành phố Hải Phịng, ngày 02/6/2010 Đội Quản lý thị trường số 4 kết hợp với Đội Quản lý thị trường số 10 tiến hành kiểm tra trên khâu lưu thông đối với 4 xe container mang BKS 16M4906, 16L 0912; 34L 5052; 16L 1426 trên đường Hải Triều theo hướng từ Cầu Kiền đến Quán Toan. Tại thời điểm kiểm tra, bà Vũ Thị Kim Hồng - Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Hồng Hải xuất trình cho đội kiểm tra 02 tờ khai hải quan số 512 ngày 28/1/2010. Nhận thấy có biểu hiện nghi vấn, đội Quản lý thị trường số 4 và số 10 đã tiến hành giám sát việc bốc dỡ hàng hoá của doanh nghiệp xuống kho. Thực tế kiểm đếm, số lượng hàng hố có sự chênh lệch rất lớn so với chứng từ do doanh nghiệp xuất trình. Đội Quản lý thị trường số 4 và số 10 đã báo cáo đề xuất xin ý kiến của

lãnh đạo Chi cục. Kết quả Chi cục Quản lý thị trường đã ra quyết định tịch thu số hàng trị giá khoảng 700.000.000 đồng, phạt vi phạm hành chính 20.000.000 đồng.

Các lực lượng chuyên trách có quyền phối hợp với các lực lượng, ngành, địa phương trong thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu. Những hoạt động cụ thể được triển khai bao gồm: Quán triệt triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị định của Chính phủ quy định về phối hợp giữa Bộ Cơng an và Bộ Quốc phịng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và nhiệm vụ quốc phịng. Ký kết các quy chế phối hợp theo thẩm quyền như Quy chế số 1972/QCPH/TCCS-BTLBP ngày 17/6/2016 giữa Tổng cục Cảnh sát với Bộ Tư lệnh Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phối hợp. Duy trì, củng cố quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ nghành liên quan, cấp uỷ và Ủy ban Nhân dân các cấp. Nhiều hoạt động cụ thể đã được tiến hành. Bộ đội Biên phòng phối hợp với Cục Điều chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan. Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh, phịng, chống bn lậu trên địa bàn tỉnh”. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong triển khai thực hiện các kế hoạch, trao đổi thơng tin về tình hình bn lậu trên địa bàn khu vực biên giới. Phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất... hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới theo quy định của pháp luật. Bộ đội Biên phịng tỉnh Ninh Bình chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong Ban chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Bình, Ban Chỉ đạo 1389 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển vùng 1 và Biên phịng các tỉnh tuyến biển trong trao đổi tình hình, tuần tra kiểm sốt, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu.

Đối với cơng tác phịng ngừa xã hội: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh giao cho các cơ quan, đơn vị chức năng như Ban Tuyên huấn, Ban Vận động quần chúng, các đơn vị Biên phòng phối hợp với lực lượng chức năng ở khu vực biên giới, Ban

Dân vận tỉnh..., triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các công văn, hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên về cơng tác phịng, chống bn lậu cho cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới. Chỉ đạo các đơn vị quản lý đơn vị, kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực nảy sinh; kiên quyết không để các đối tượng buôn lậu câu móc, lơi kéo, mua chuộc, dẫn đến có hành động tiếp tay, bao che; tạo điều kiện cho bọn buôn lậu hoạt động.

Đối với cơng tác phịng ngừa nghiệp vụ: Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác, cụ thể như: Phối hợp trong trao đổi và xử lý các thơng tin, tình hình có liên quan đến hoạt động buôn lậu ở khu vực biên giới; tiến hành phối hợp điều tra xác minh, làm rõ những vụ bn lậu có tổ chức, đường dây, quy mơ lớn. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị tiến hành các biện pháp công tác nghiệp vụ cơ bản như: Điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ, kiểm tra nghiệp vụ, xây dựng lực lựợng mật, xác lập các chuyên án đấu tranh chống buôn lậu. Đảm bảo các tuyến, địa bàn trọng điểm, các cá nhân tổ chức có nghi vấn liên quan đến hoạt động bn lậu đều được các đơn vị mở hồ sơ để quản lý, theọ dõi.

Trong 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và Hải quan (2012-2017), hai lực lượng đã phối hợp, xử lý 4217 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; 161 vụ buôn bán, vận chuyển các chất ma tuý. Trị giá hàng hoá vi phạm hơn 100 tỷ đồng 55, tr.3.

Cục Quản lý thị trường Hải Phòng đã chỉ đạo các Đội QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các quy chế phối hợp như: Quy chế phối hợp số 01/QCPH-SCT-CATP ngày 08/6/2016 giữa CATP Hải Phòng và Sở Công Thương trong công tác đấu tranh phịng chống bn lậu trên địa bàn thành phố kèm theo là Kế hoạch phối hợp giữa Chi cục QLTT với Công an các quận, huyện và các đơn vị chức năng của CATP; Quy chế phối hợp số 01/QC-QLTT ngày 22/4/2016 của 06 Chi cục Quản lý thị trường thuộc các tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Quảng

Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang) về việc phối hợp trong cơng tác

phịng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu trên thị trường nội địa; Quy chế phối hợp 201/QCPH-ATTP-QLTT-QLCL, ngày 07/12/2016 Chi cục QLTT, Chi cục an toàn

vệ sinh thực phẩm và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thành phố phối hợp thực hiện chống vận chuyển kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm. Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong cơng tác đấu tranh phịng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố.

Đánh giá tình hình sử dụng pháp luật của CBCS trong các lực lượng chuyên trách tại Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam của tác giả cho thấy: sử dụng pháp luật được đánh giá ở mức độ “Rất tốt”: 9,5%; “Tốt”: 39,1%; “Khá”: 51,4% Phụ lục 07. Về áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ

Áp dụng pháp luật về phòng, chống bn lậu là một trong những hình thức THPL cơ bản, đặc thù của cơ quan nhà nước nói chung và các lực lượng chuyên nói riêng. Áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu bao gồm cũng gắn với thi hành pháp luật (thực hiện nghĩa vụ) và sử dụng pháp luật (sử dụng quyền hạn) trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Do vậy ở một khía cạnh nhất định, nội dung thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật cũng phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu của các lực lượng chuyên trách. Dưới góc độ tiếp cận THPL và áp dụng pháp luật, khi đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu, tác giả chú trọng việc xem xét, đánh giá trường hợp áp dụng pháp luật và quy trình áp dụng pháp luật.

Về các trường hợp áp dụng pháp luật: Trên thực tế, các lực lượng chuyên

trách thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng pháp luật khi tổ chức cho các chủ thể khác nhau thực hiện những quyền, nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực phịng, chống bn lậu mà bản thân họ khơng tự mình thực hiện được, cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một là, áp dụng pháp luật khi tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật về bn lậu: Đây là trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và các lực lượng chuyên trách phải tiến hành áp dụng pháp

luật để bảo đảm hiệu lực của quy phạm pháp luật. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của họ gây ra. Trong trường hợp này sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật khi họ không tự nguyện chấp hành trách nhiệm pháp lý.

Khi truy cứu trách nhiệm hình sự, với vị trí là cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, các lực lượng chuyên trách sẽ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng hình sự. BLHS năm 2015 qui định thêm hành vi khách quan là buôn bán "từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại" trái với qui định của pháp luật; bổ sung đối tượng tác động của tội phạm là "di vật, cổ vật". Bổ sung một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như "vật phạm pháp là bảo vật quốc gia"; bỏ đối tượng tác động của tội phạm là "hàng cấm". Tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù (hình phạt tù cao nhất chung thân xuống tù 20 năm). BLHS 2015 có qui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội bn lậu (khoản 6, Điều 188) [87, tr.90]. Theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội bn lậu, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ vĩnh viễn. Q trình áp dụng pháp luật, cá nhân có thẩm quyền trong các lực lượng chuyên trách đã chấp hành quy định về thẩm quyền điều tra, thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm các biện pháp áp dụng phải có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý vững chắc.

Hai là, khi xử lý vi phạm hành chính, Cơng an nhân dân căn cứ thẩm quyền

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w