Điều kiện bảo đảm về chính trị

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 54 - 56)

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU

2.3.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị

Xuất phát từ việc chính trị có vai trị chỉ đạo đối với pháp luật thơng qua việc chỉ đạo đường lối xây dựng pháp luật, nội dung phát luật và q trình giám sát, thực thi pháp luật. Chính trị thay đổi thì sớm hay muộn pháp luật cũng thay đổi. Cho nên, ở một mức độ nhất định, chính trị có sự tác động mạnh mẽ tới thực hiện pháp luật. Mối quan hệ giữa THPL với chính trị thể hiện ở quan hệ giữa đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền với thực hiện pháp luật. Ở đó, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền chỉ đạo THPL và q trình, kết quả THPL kiểm nghiệm tính đúng đắn. Điều này góp phần hồn thiện đường lối, chính sách đó. Bảo đảm về chính trị ở Việt Nam đối với THPL về phịng, chống bn lậu là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với quá trình THPL. Trong lĩnh vực phịng, chống bn lậu, Cơng an nhân dân, Bộ đội Biên phòng là hai chủ thể thực hiện pháp luật thuộc lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt của Đảng thì vấn đề bảo đảm về chính trị trong việc THPL về phịng, chống bn lậu và vấn đề tất yếu. Sự ổn định chính trị; chủ trương, chính sách nhất quán trong tổ chức lực lượng phịng, chống bn lậu là điều

kiện tốt nhất để cơng tác phịng, chống bn lậu được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Ngày 09/6/2015 Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Nghị quyết có 10 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó xác định cơng tác đấu tranh chống bn lậu là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các cấp, các ngành; tăng cường năng lực cho các lực lượng chức năng; đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra, điều tra, phát hiện, bắt giữ vi phạm và xử lý nghiêm minh; hồn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường cơng tác quản nhà nước về thuế, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; đẩy mạnh cơng tác tun truyền và đặc biệt là khuyến khích xã hội hóa trong cơng tác đấu tranh chống buôn lậu. Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành, chính quyền địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ nhất là các bộ, ngành như: Quốc phịng, Cơng an, Tài chính, Cơng Thương và giao Ban Chỉ đạo 389 chủ trì chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Ngày 15/7/2016 Ban Bí thư đã ban hành kết luận số 05-KL/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Để cơng tác THPL về phịng, chống buôn lậu tạo được chuyển biến căn bản hơn, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phịng, chống tội phạm, chống bn lậu; kiên quyết khơng có “vùng cấm” trong cơng tác này. Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa và chủ động phát hiện tội phạm; phải phịng, chống tội phạm, chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay trong các cơ quan có chức năng phịng, chống tội phạm, chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị có chức năng phịng, chống tội phạm, chống buôn lậu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), bảo đảm hoạt

động hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, lực lượng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ chun mơn, rèn luyện đạo đức cơng vụ, tác phong làm việc cho cán bộ, công chức để nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, khi cần thiết phải thành lập các tổ công tác để kiểm tra, kể cả giám sát bí mật việc thực thi cơng vụ của cán bộ, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức; phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có “kỷ cương, liêm chính, cơng minh, tn thủ pháp luật”.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w