Nguyên nhân của kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 111 - 117)

Bảng 3.3: Thống kê số vụ kiểm tra, xử lý của lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, tp Hải Phịng từ năm

3.2.1.2. Nguyên nhân của kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Việt Nam

Một là, được sự quan tâm sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương.

Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện pháp luật về phịng chống bn lậu đối với Vùng Duyên hải Bắc Bộ một cách sát sao. Đảng ta đã ban hành những chủ trương, đường lối, chính sách về những vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật phịng, chống bn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để nhà nước cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản QPPL và tổ chức THPL về phịng, chống bn lậu. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh chủ trương, quan điểm về phòng, chống bn lậu: “Đẩy mạnh hồn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế” [116, tr.51]. Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về

đẩy mạnh cơng tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Để thể chế hố chủ trương ấy, nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến phịng, chống bn lậu. Các văn bản pháp luật này, là cơ sở khung pháp lý trong công tác phịng, chống bn lậu.

Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phịng tỉnh Ninh Bình đã qn triệt và tổ chức triển khai thực, hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội

phạm trong tình hình mới"; Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực

thi chính sách, pháp luật về khống sản; Chỉ đạo quán triệt thực hiện nghiêm kế hoạch, chương trình 138/CP, 130/CP, 127/CP của Chính phủ theo giai đoạn và từng năm, các kế hoạch nghiệp vụ, kế hoạch mở các đợt cao điểm đấu tranh chống buôn

lậu nhất là thời gian trọng điểm vào các ngày lễ, Tết. Tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như: Than, quặng, xăng dầu, thực phẩm, phân bón kém chất lượng...Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị quán triệt nghiêm túc các văn bản của cấp trên đến CBCS trong đơn vị, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch sát đúng với tình hình thực tế trên địa bàn, khu vực do đơn vị quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, quản lý chặt chẽ các hoạt động của người, phương tiện ra vào hoạt động ở khu vực, địa bàn. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong Ban chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Bình, Ban Chỉ đạo 1389 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển vùng 1 và Biên phòng các tỉnh tuyến biển trong trao đổi tình hình, tuần tra kiểm sốt, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hai là, hệ thống pháp luật về phịng, chống bn lậu ngày càng được bổ sung

hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với những yêu cầu, đòi hỏi điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực phịng, chống tội phạm. Qua đó, quy định rõ ràng hơn nội dung, trách nhiệm của các chủ thể THPL về phịng, chống bn lậu, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chun trách trong cơng tác phịng ngừa, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bn lậu.

Từ năm 1985 Bộ luật hình sự của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh bn lậu [78, tr.84]. Tuy nhiên, khái niệm này còn bộc lộ nhiều hạn chế như: ghép chung 2 hành vi có tính chất độc lập tương đối với nhau, chủ thể tham gia khác nhau và những dấu hiệu pháp lý khác nhau trong điều luật là “buôn bán trái phép” và “vận chuyển trái phép”. Việc xác định tang vật là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ thì vơ hình chung đã xếp cái tổng thể với bộ phận hàng hoá bn bán, vận chuyển trái phép rất nhiều khó có thể liệt kê hết được và cùng với thời gian thì tính chất pháp lý sẽ có những thay đổi, qui định khác nhau, có thể xuất hiện thêm hàng hố khác hoặc mất đi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý vĩ mơ của Nhà nước. Do đó mà làm cho khái niệm sẽ trở nên vừa thừa vừa thiếu.

Song song tồn tại bên cạnh Điều 97 (Bộ luật Hình sự) về tội bn lậu cịn có những điều luật khác mà các yếu tố cấu thành của nó tương tự như tội buôn lậu, sự khác nhau mong manh chỉ là ở chỗ vị trí địa lý, bn bán trong nội địa hay qua biên

giới như Điều 96 về tội mua bán chất nổ, cháy, độc, phóng xạ; Điều 99 về tội mua bán văn hoá phẩm đồi truỵ, Điều 166 về buôn bán hàng cấm... Trên thực tế xét xử đều theo các điều luật tương ứng với các vụ vi phạm về hàng hố đặc trưng trên chứ khơng theo Điều 97 để truy tố. Điều này gây ra sự sai lệch giữa các cơ quan chuyên môn với nhau về thống kê, đánh giá, tạo sự trùng lắp, khi phát sinh trách nhiệm lại đổ lẫn cho nhau, khơng có sự phân định một cách rõ ràng chức năng quyền hạn giữa các cơ quan, bộ phận liên quan.

Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XII đã thơng qua BLHS năm 2015. Tuy nhiên, do một số sai sót về kỹ thuật, nên Quốc hội đã lùi thời hạn có hiệu lực của BLHS năm 2015 đến khi Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 có hiệu lực (Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS số 100/2015/QH13, BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 [89, tr.90]). So với Điều 153 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì BLHS năm 2015 qui định thêm hành vi khách quan là buôn bán "từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại" trái với qui định của pháp luật; bổ sung đối tượng tác động của tội phạm là "di vật, cổ vật". Bổ sung một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như "vật phạm pháp là bảo vật quốc gia"; bỏ đối tượng tác động của tội phạm là "hàng cấm". Tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù (hình phạt tù cao nhất chung thân xuống tù 20 năm).

BLHS 2015 có qui định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội buôn lậu (khoản 6, Điều 188) [87, tr.90]. Theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội bn lậu, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ vĩnh viễn.

Năm 2017, theo quy định của Bộ luật Hình sự mới (được hợp nhất từ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH, ngày 10/7/2017 của Văn phịng Quốc hội- PV) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, có nhiều quy định mới liên quan đến tội

phạm bn lậu, trong đó có quy định về xử lý đối với pháp nhân thương mại [92, tr.5]. Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, “Tội buôn lậu” được quy định tại Điều 153 và được thiết kế thành 5 khoản. Tuy nhiên, kể từ 1/1/2018, theo Bộ luật Hình sự mới, “Tội bn lậu” được quy định tại Điều 188 và được thiết kế thành 6 khoản (tăng 1 khoản so với trước đây). Đáng chú ý, Bộ luật đưa ra quy định mới đối với việc xử lý vi phạm của “pháp nhân thương mại” quy định tại Khoản 6, Điều 188. Như vậy, điều khoản này điều chỉnh theo hướng tăng nặng ở một số mức phạt so với quy định hiện hành (quy định hiện hành, có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm).

Ba là, cơng tác kiện tồn, hồn thiện chức năng nhiệm vụ của các lực lượng

chun trách phịng, chống bn lậu được chú trọng.

Thực hiện Đề án 106 của Bộ Công an về “Một số vấn đề tiếp tục đối mới, sắp

xếp tổ chức bộ máy Bộ công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt các nội dung, văn bản liên quan đến chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong tồn lực lượng. Ở Cơng an cấp tỉnh, thành phố đã bố trí, sắp xếp lại lực lượng hợp lý với phương châm “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.

Bộ Công an đã cắt giảm 6 Tổng cục, gần 60 đơn vị cấp Cục và gần 300 đơn vị cấp Phòng. Ở cấp địa phương, 20 Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy ở địa phương sau một thời gian thành lập, nay cũng được sáp nhập vào Công an tỉnh, thành phố và tinh gọn tổ chức Công an cấp tỉnh, cấp huyện; giảm hơn 500 đơn vị cấp Phòng, gần 1.1 đơn vị cấp Đội.

Phòng Cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố từ 6 đội công tác giảm xuống cịn 4 đội cơng tác. Việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị; một số lĩnh vực sau khi sáp nhập, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung hơn, hoạt động hiệu quả và tiết kiệm được biên chế. Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-CAHP-PX01 ngày 16/12/2020 của Giám đốc CATP Hải Phịng về triển khai Đề án bố trí Cơng an chính quy đảm nhiệm chức các danh

Cơng an xã. Đảng uỷ lãnh đạo Phòng PC03-CATP Hải Phòng đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Giám đốc CATP và triển khai Quyết định của Giám đốc cho 14 đồng chí.

Cơng tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Đa số cán bộ nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Ngành. Có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống bn lậu trong tình hình mới. Lực lượng Cảnh sát kinh tế - CATP Hải Phịng đã thực hiện rà sốt CBCS có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực cơng tác để đào tạo bồi dưỡng và lập danh sách đăng ký tham gia thi tuyển điều tra viên, bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về THPL về phịng,

chống bn lậu được thực hiện một cách thường xuyên, khoa học và có bước đột phá mới, thơng qua các hình thức hội thảo, hội nghị chun đề hoặc thơng qua cơng tác kiểm tra, kiểm sốt để các đối tượng kinh doanh, nhân dân không tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Đặc biệt, tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu rõ tác hại của hàng lậu, hàng khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, vận động người dân “Nói khơng với hàng lậu”.

Cung cấp thơng tin cho các cơ quan thơng tấn báo chí về tình hình, kết quả cơng tác chống bn lậu một cách kịp thời. Lực lượng Bộ đội Biên phịng kết hợp cơng tác tuần tra, kiểm soát với tuyên truyền vận động 8.324 phương tiện/49.314 thuyền viên không tiếp tay cho buôn lậu, nghiêm chỉnh thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Năm là, làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản trong THPL về phịng, chống bn

lậu. Phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện nhiệm vụ; Khen thưởng, biểu dương đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý, đề xuất xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng bộ hoá các biện pháp công tác

110

công an, cơng tác biên phịng, cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, sơ kết, tổng kết các chuyên đề, tổng kết năm, tổng kết các đợt cao điểm được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc làm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu.

Năm 2019, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã làm tốt công tác điều tra cơ bản tại các doanh nghiệp được phân cơng quản lý, qua đó lập mới 23 hồ sơ. Công tác điều tra cơ bản đã phục vụ tốt việc nắm tình hình, phân loại địa bàn tuyến, lĩnh vực, ngành hàng, phân loại đối tượng và phục vụ tốt công tác thu thập tài liệu đối với những tuyến, địa bàn trọng điểm cần tập trung đấu tranh. Năm 2019 đã phát hiện, điều tra, xử lý 230 vụ việc, xác lập 7 chuyên án và đã phá thành công 5 chuyên án trinh sát, khởi tố 32 vụ, thu nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng. Các chỉ tiêu công tác do Bộ Công an và Giám đốc CATP giao cho lực lượng đều hoàn thành vượt mức.

Sáu là, làm tốt cơng tác phối hợp giữa các lực lượng và chính quyền địa

phương trong THPL về phịng, chống bn lậu.

Thực hiện nghiêm các Quyết định về việc “Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh, phịng, chống bn lậu trên địa bàn tỉnh, thành phố”. Công tác phối hợp được thực hiện chặt chẽ, kịp thời và đạt hiệu quả đáng kể. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiến hành hình kiểm sốt chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới theo quy định của pháp luật.

Bộ đội Biên phịng phối hợp với Cơng an TP Ninh Bình hồn chỉnh hồ sơ 01 vụ/01 phương tiện vận chuyển hàng hóa (đạm) vượt quá số lượng, nhãn mác không đúng qui định, chuyển giao cho Chi cục Quản lý thị trường tham mưu cho UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 25.000.000 đ (Hai mươi lăm triệu đồng) trong lĩnh vực thương mại. Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường bắt giữ, xử lý: 01 vụ/ 01 công ty/ 01 phương tiện có hành vi vận chuyến 500 tấn thép cuộn loại phi 6 và 8 khơng có tem nhãn theo quy định, tham mưu cho Chi cục Quản lý thị trường xử phạt VPHC 12.500.000đ (Mười hai triệu năm trăm nghìn đồng), tịch thu 500 tấn thép, bán đấu giá sung quỹ Nhà nước.

111

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w