Hoàn thiện các quy định pháp luật về phịng, chống bn lậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 139 - 145)

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG CHỐNG BN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH,

4.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về phịng, chống bn lậu

Nhà nước cần tiến hành hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp quy sao cho nó tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, rõ ràng cho hoạt động chống buôn lậu. Trước hết, Nhà nước cần tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung nhằm từng bước hồn chỉnh chính sách về kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế, khắc phục những sơ hở mà bọn bn lậu lợi dụng, từ đó hạn chế được bn lậu.

Đầu tiên là nói về luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chúng ta phải sử dụng chính sách phân biệt về thuế xuất để định hướng đầu tư vào các vùng và lĩnh vực cần thiết để đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, giữa các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Thơng qua các sắc thuế, nhà nước có thể bảo hộ sản xuất và thúc đẩy cạnh tranh trong và ngồi nước. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ sản xuất

trong nước phải hợp lý, phải nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập về kinh tế và thương mại trên thế giới và khu vực. Chúng ta cần từng bước tháo gỡ dần những hàng rào thuế quan và phi thuế quan như hạ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, mở rộng việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp, không hạn chế mặt hàng (tất nhiên là trừ những mặt hàng mang tính chủ đạo cần phải bảo hộ như gạo, xăng dầu, sắt thép), hay việc quy định hạn mức nhập khẩu một số mặt hàng cần được căn cứ trên cơ sở cân đối cung cầu mặt hàng đó một cách khách quan. Như thế, chúng ta vừa kích thích được cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất trong nước và nước ngoài, vừa đẩy lùi được nạn bn lậu bởi vì những quy định xuất nhập khẩu khơng cịn khắt khe như trước nữa, mặt hàng nào thực sự có khả năng cạnh tranh sẽ tồn tại được trên thị trường. Chúng ta cũng cần hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu sao cho nó tương đồng với những quy định trên thế giới về mã hàng, cách tính thuế, cách định danh sản phẩm, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa việc buôn bán ngoại tệ, vàng bạc, tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ, ngoại hối đã ban hành (NĐ 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014), tiếp tục rà sốt những thiếu sót trong các quy định thuộc lĩnh vực này để sửa đổi cho nó phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta.

Tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và phải tập trung đấu tranh trên cả ba lĩnh vực: Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiên quyết khơng cho phép có “vùng cấm” trong cơng tác này.

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tập trung rà sốt, hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan để đẩy mạnh các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 của Quốc hội 1, tr.2.

Các cơ quan chức năng Cơng an nhân dân, Bộ đội Biên phịng, Quản lý thị trường, Hải quan là thành viên trong các Ban Chỉ đạo 389 nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành, hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu. Nâng cao chế tài xử lý các hành vi bn lậu, đồng thời có chính sách đãi ngộ, chế độ phù hợp đối với các cơ quan tổ chức và cá nhân thực thi pháp luật trong cơng tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, GLTM và hàng giả, hàng cấm. Kiện tồn hệ thống pháp luật về phịng, chống bn lậu, nâng cao chế tài xử lý các hành vi buôn lậu.

Theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động thương mại biên giới và Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì cư dân biên giới được mua hàng hóa qua biên giới miễn thuế nhập khẩu với số lượng hàng hóa trị giá 2.000.000 đồng/1 ngày/1 người, khơng q 4 lần/tháng. Với những quy định đó, các chủ đầu lậu đã lợi dụng triệt để, để thu gom hàng hóa và hợp thức hóa bằng việc xuất hóa đơn để thẩm lậu vào Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống bn lậu, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét giảm số lần mua hàng hóa qua biên giới được miễn thuế nhập khẩu, điều chỉnh loại mặt hàng trao đổi, mua bán của cư dân biên giới được miễn thuế cho phù hợp với từng thời kỳ, từng khu vực, tăng cường sự kiểm soát, quản lý thu thuế đối với trường hợp vượt định mức, chế độ xử phạt khi vi phạm, có chế độ hóa đơn riêng đối với hàng mua miễn thuế của cư dân biên giới.

Trên cơ sở các quy định của Luật Hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ- CP, ngày 21/02/2015 của Chính phủ và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định cụ thể việc thu thập thông tin hải quan ở nước ngồi, cần có báo cáo đánh giá tổng thể về hệ thống văn bản hướng dẫn trong ngành Hải quan, để từ đó xây dựng quy chế thống nhất về tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin với nước ngoài trong hoạt động phịng, chống bn lậu.

giới, cần quy định chặt chẽ về mặt hàng cư dân biên giới được mua; có thể ban hành hóa đơn, chứng từ quản lý hàng hóa này theo mẫu riêng hoặc có chế độ quản lý riêng biệt đối với những hóa đơn này cũng như quy định nếu cư dân mua hàng rồi bán lại thì phải kê khai nộp thuế như hàng mua thông thường. Đối với Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 8/05/2015 hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thơng trên thị trường, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất hóa đơn, chứng từ khống nhằm hợp thức hóa hàng vận chuyển trái phép qua biên giới vào thị trường nội địa. Đề xuất, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 139/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất chuyển khẩu theo hướng các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống kết nối dữ liệu vợi cơ quan Hải quan để kiểm soát lượng xăng dầu nhập khẩu và tiêu thụ. Kiến nghị Bộ Cơng Thương đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu để quản lý chặt chẽ số lượng xăng dầu nhập khẩu và bán phải có kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý để phục vụ công tác quản lý. Xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch về hướng dẫn chế độ hóa đơn, chúng từ đối với hàng hóa nhập khẩu xăng dầu để thay thế cho Thông tư số 48/2016/TT-BTC ngày 17/3/2016 của Bộ Tài chính, Cơng văn 189/BTC-QLG ngày 18/3/2016 nhằm tránh những kẽ hở mà các đối tượng buôn lậu xăng dầu hay lợi dụng như về biểu thuế xuất nhập khẩu, biểu thuế ưu đãi với các thị trường khác nhau nên phát sinh cạnh tranh không công bằng, các doanh nghiệp chạy đua nhập ở thị trường có thuế thấp nhưng lại bán ra theo giá thuế nhập khẩu chung đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng. Sửa đổi Nghị định số 97/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu bổ sung đối tượng điều chỉnh “thương nhân phân phối xăng dầu” trong các điều khoản có liên quan.

Các cơ quan chức năng của Bộ nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định về hành vi và chế tài xử lý đối với các hành vi gồm: Khai báo sai vận đơn đối với hàng hóa trong container vận chuyển nội địa; thuyền trưởng tàu để thuyền viên mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa từ nước ngồi về Việt Nam tiêu thụ. Bộ Quốc phịng sớm ban hành Thơng tư quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu xử lý

VPHC của Bộ Quốc phịng thay thế Thơng tư số 97/2014/ TTBQP ngày 01/9/2014 hoặc sửa đổi bổ sung Thông tư số 97/2014/ TTBQP để cụ thể hóa Nghị định 97/2017/CP của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81, ngày 19/7/2013. Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định các biện pháp Nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển, để làm căn cứ triển khai cơng tác nghiệp vụ trong q trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Tập trung làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả. Nắm tình hình trên các tuyến, các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, nghiên cứu, tìm ra quy luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về buôn lậu, GLTM và hàng giả để tập trung đấu tranh có hiệu quả. Chú trọng cơng tác nghiệp vụ, nắm tình hình (qua biện pháp Trinh sát) để chủ động trong cơng tác phịng ngừa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tăng cường cơng tác tuần tra kiểm soát, đặc biệt là cơng tác quản lý các phương tiện có nhiều khả năng tham gia, tiếp tay cho buôn lậu từ trên bờ, từ bến neo đậu.

Đề nghị Bộ Quốc phịng sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định quy định các biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Bộ đội Biên phòng để làm căn cứ triển khai công tác nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Thực hiện hiệu quả, có chiều sâu các mặt cơng tác nghiệp vụ cơ bản như Điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ...tập trung vào các địa bàn, tuyến, đối tượng, các cơ quan doanh nghiệp có biểu hiện nghi vấn liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn khu vực biên giới. Chú trọng công tác nghiệp vụ: Nắm tình hình (qua biện pháp Trinh sát) để chủ động trong cơng tác phịng ngừa, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Chú trọng cơng tác sơ, tổng kết nhất là các chuyên án, vụ án, những đợt cao điểm, kế hoạch chuyên đề về đấu tranh đối với tội phạm buôn lậu, GLTM và hàng giả, hàng cấm nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình, rút ra những bài học cũng như tồn tại, hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề ra phương hướng trọng tâm cần

thực hiện trong thời gian tiếp theo. Kịp thời tham mưu cho Bộ Chỉ huy chỉ đạo, triển khai các nội dung, biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu trên khu vực, địa bàn đơn vị quản lý.

Nghiên cứu xây dựng phần mềm tin học phục vụ công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ theo các quy chế phối hợp giữa các lực lượng chống bn lậu trong và ngồi ngành. Tăng cường cơng tác tuần tra kiểm sốt, đặc biệt là công tác quản lý các phương tiện có nhiều khả năng tham gia, tiếp tay cho buôn lậu từ trên bờ, từ bến neo đậu. Tăng cường đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ nâng cao tinh thần trách nhiệm và cảnh giác với những mặt hàng nhạy cảm mà doanh nghiệp có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu. Tăng cường công tác thu thập thông tin doanh nghiệp, hàng hóa XNK của doanh nghiệp tại Chi cục; xác định mặt hàng, doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm, có dấu hiệu hoặc nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại. Tập trung triển khai công tác nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Hướng dẫn kịp thời nghiệp vụ kiểm soát hải quan cho các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh để nâng cao hiệu quả đấu tranh, bắt giữ tại cơ sở.

Nghiên cứu, triển khai hiệu quả nghiệp vụ điều tra tội phạm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đảm bảo cho lực lượng kiểm sốt Hải quan thực hiện đúng quy trình, thủ tục trong hoạt động điều tra, xác minh, xử lý hình sự đối với các đối tượng vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ án hình sự, qua đó tăng cường răn đe, phịng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hoạt động bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tập trung vào các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm như chính sách tạo thuận lợi thương mại thơng qua triển khai thủ tục hải quan điện tử như gian lận về xuất xứ, gian lận về mã, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa. Chính sách tạo thuận lợi đối với hàng hóa tuyến cảng, tuyến cửa khẩu vận

chuyển độc lập hàng hóa từ các cửa khẩu cảng biển về cảng nội địa, hàng hóa quá cảnh, hàng phi mậu dịch; chính sách ưu đãi hồn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu; chính sách về tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan; chính sách ưu đãi đầu tư, thuế đối với khu kinh tế của khu.

Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, hàng có thuế suất cao như: ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, ngoại tệ, động thực vật hoang dã, gỗ, xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, rượu ngoại, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, gia cầm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm...; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép, xuất nhập cảnh nhiều lần với mục đích khơng rõ ràng.

Tăng cường công tác phối hợp và chỉ đạo các đơn vị phối hợp có hiệu quả với các đơn vị trong ngành và các lực lượng chức năng liên quan (Cơng an nhân dân, Bộ đội Biên phịng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển) thường xuyên trao đổi thông tin về địa bàn, đối tượng, phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; kinh nghiệm xây dựng chuyên án, triển khai phương án bắt giữ và phối hợp phá án nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 139 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w