Đặc điểm thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 36 - 40)

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU

2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

- Thứ nhất là, trách nhiệm phịng, chống bn lậu là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và tồn xã hội nên có rất nhiều chủ thể. Do đó, chủ thể của THPL về phịng, chống bn lậu bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ), các cơ quan nhà nước. Đối với các cơ quan nhà nước bao gồm: chủ thể mang tính cơ quan thẩm quyền chung và chủ thể mang tính chun trách có chức năng riêng hoạt động phịng, chống bn lậu.

+ Chủ thể là các cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và UBND các cấp, Sở Cơng thương. Chính phủ thống nhất quản lý về nhà nước THPL về phịng, chống bn lậu trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý việc THPL về phịng, chống bn lậu tại các tỉnh, thành phố. UBND thành phố chỉ đạo việc phối hợp giữa các sở, ngành và UBND các quận, huyện phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu. Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trong việc phối hợp, chỉ đạo và thực hiện đấu tranh phịng, chống bn lậu trên địa bàn mình trực tiếp quản lý.

+ Chủ thể là các cơ quan mang tính chun trách trong phịng, chống bn lậu bao gồm lực lượng Công an nhân dân, lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát Biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng. Các chủ thể THPL về phịng, chống bn lậu có vai trị quan trọng; bởi vì, chức năng của Cơng an nhân dân là lực lượng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội; Bộ đội Biên phịng là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là lực lượng thành viên trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới; lực lượng Hải

quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quản lý thị trường là lực lượng chun trách có chức năng kiểm tra, kiểm sốt thị trường nhằm chống lại các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

Vì chủ thể THPL về phịng, chống buôn lậu rất đa dạng nên trong phạm vi luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những chủ thể chuyên trách có chức năng phịng, chống bn lậu bao gồm: Lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường, Hải quan. Đây là lực lượng “nòng cốt, chuyên trách” trong hoạt động phịng, chống bn lậu.

- Thứ hai là, đặc điểm về căn cứ pháp lý để THPL về phịng, chống bn lậu

rất đa dạng về các loại văn bản pháp luật, nằm rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật trong đó có nhiều văn bản dưới luật.

Các chủ thể chuyên trách THPL về phịng, chống bn lậu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012; Luật Hải quan 2014; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015; Luật Cơng an nhân dân năm 2018; Luật Quốc phòng 2018; Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng 1997, Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016, Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường; Nghị định số 24/VBHN-BTC ngày 11/7/2018 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám soát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 49/2019/NĐ-CP ngày 06/6/2019 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

- Thứ ba là, THPL về phịng, chống bn lậu được tiến hành thơng qua các

phức tạp, diễn ra trên nhiều địa bàn, lĩnh vực khác nhau thông qua nhiều biện pháp như kiểm tra, giám sát, áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác về tài chính, kế tốn, kỹ thuật, giám định hàng hố v.v..

Cơng an nhân dân thực hiện tốt phòng ngừa xã hội và phịng ngừa nghiệp vụ, cơng tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật về bn lậu để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao chất lượng điều tra khám phá các vụ án. Công tác nghiệp vụ cơ bản là một hoạt động đặc biệt quan trọng, là nền tảng, là “xương sống” trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm; là hoạt động quan trọng nhất để kiểm sốt, nắm tình hình, chủ động trước mọi diễn biến hoạt động của tội phạm; làm cơ sở để xây dựng các giải pháp cả trong phịng ngừa và tấn cơng trấn áp tội phạm.

Lực lượng Bộ đội Biên phịng THPL về phịng, chống bn lậu thơng qua bốn biện pháp. Biện pháp vận động quần chúng để tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống bn lậu; Biện pháp vũ trang biên phịng - biện pháp thực hiện bằng các hoạt động quân sự để phòng, chống bn lậu; Biện pháp trinh sát biên phịng- biện pháp giữ vị trí mũi nhọn trong đấu tranh phịng, chống bn lậu; Biện pháp kiểm sốt hành chính - biện pháp được tiến hành công khai dựa trên cơ sở luật pháp và các quy định có tính pháp quy nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi VPPL về bn lậu; Biện pháp cơng trình kỹ thuật và cơng nghệ - biện pháp sử dụng các kiến trúc vật thể được xây dựng, đào đắp, cải tạo hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm phát hiện ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật về bn lậu; Biện pháp đối ngoại biên phịng - biện pháp được thực hiện trong quan hệ với lực lượng Biên phòng nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về bn lậu. Tuỳ từng điều kiện, hồn cảnh, trường hợp cụ thể mà lực lượng Bộ đội Biên phòng sử dụng các biện pháp trên (độc lập hoặc phối hợp) trong phịng, chống bn lậu nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác này 9.

Cơ quan Hải quan THPL về phịng, chống bn lậu thơng qua năm biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Vận động quần chúng tham gia phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Tuần tra hải quan; Thu thập,

nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan; Thu thập, nghiên cứu thơng tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Thu thập, xử lý thơng tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan; Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Bố trí cơng chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới 106, tr.2.

Lực lượng Quản lý thị trường THPL về phịng, chống bn lậu thông qua các biện pháp nghiệp vụ: Quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân 90, tr.16.

- Thứ tư là, THPL về phịng, chống bn lậu được tiến hành theo các trình tự

thủ tục pháp luật quy định.

Trong q trình THPL về phịng, chống bn lậu, các chủ thể cần phải tiến hành theo các trình tự rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Các quy định xử lý hình sự, xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật như Luật Khiếu nại 2011, Luật Hải quan 2014, Luật Quản lý thuế 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012; Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngày 22/1/2014 Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 113/QĐ- TCHQ về việc ban hành bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan và bản hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản, quyết định, thông báo trong xử phạt vi phạm hành chính trong ngành hải quan. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan phải được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục đã được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành

chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến cơng tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp cần thiết để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan của quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh bằng văn bản hoặc bằng các hình thức xác minh khác liên quan đến tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, xem xét ý kiến giải trình, trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định. Công chức tham mưu, đề xuất xử lý phải tra cứu hệ thống các cơ sở dữ liệu thông tin về hải quan để xác định căn cứ xử phạt, ví dụ: cơ sở dữ liệu trên hệ thống quản lý thông tin vi phạm pháp luật hải quan, cơ sở dữ liệu về tờ khai hải quan để xác định việc khai sai mã số, thuế suất lần đầu hay tái phạm. Việc giải quyết khiếu nại các quyết định nêu trên phải được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục đã được quy định theo Luật Khiếu nại, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại, các văn bản pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w