CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU
2.3.4. Điều kiện bảo đảm về cơ chế phối hợp
Việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân là một trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Sự phối hợp phải trên cơ sở quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận, cơ quan, đơn vị. Phối hợp hoạt động giữa các lực lượng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi lực lượng.
Việc phối hợp được thực hiện giữa trên nguyên tắc:
1) Hoạt động phối hợp phải tuân thủ Luật Hải quan, Luật Công an nhân dân, Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Pháp lệnh Quản lý thị trường và các văn bản pháp luật có liên quan, trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi Bên theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
2) Hoạt động phối hợp phải đảm bảo đúng nguyên tắc và yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn của mỗi bên. Trong phối hợp phải có nội dung, yêu cầu, kế hoạch cụ thể và được lãnh đạo có thẩm quyền của hai bên phê duyệt.
3) Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc thống nhất giải quyết dựa trên quy định của pháp luật, yêu cầu nghiệp vụ của mỗi Bên. Trường hợp khơng thống nhất được thì báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền của hai Bên xem xét, quyết định.
4) Việc phối hợp phải tơn trọng, đồn kết, giúp đỡ nhau và đảm bảo chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật.
Nội dung phối hợp bao gồm:
- Phối hợp trong trao đổi thông tin, tài liệu và tình hình có liên quan:
Những quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách mới liên quan đến hoạt động của các lực lượng; Về tình hình, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực đơn vị quản lý; Các tuyến, địa bàn trọng điểm; Các đối tượng trọng điểm, tổ chức, đường dây, ổ nhóm tội phạm. Kinh nghiệm tổ chức đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm; Những bất cập trong quy trình nghiệp vụ; Các tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ vụ việc khi có u cầu; Thơng tin về các tiến bộ và ứng
dụng công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật được sử dụng trong cơng tác phịng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu.
- Phối hợp trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu.
- Phối hợp trong áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm. Đối với những tình huống cấp thiết, đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy tang vật hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng cần phải có sự phối hợp lực lượng để kịp thời ngăn chặn.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng và phổ biến pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về Hải quan, Biên phịng, Cơng an, Quản lý thị trường.
- Phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng: Phối hợp trong công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức như cử cán bộ tham gia hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu; cung cấp tài liệu, giáo trình giảng dạy; Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện, địa điểm giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu; Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện; Phối hợp trong quản lý cán bộ, bảo vệ nội bộ. Thông báo kịp thời cho nhau về dấu hiệu tiêu cực hoặc hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, cơng chức, chiến sỹ để có biện pháp giáo dục, phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Thông qua việc phối hợp thực hiện quy chế, sẽ làm thay đổi tích cực, rõ rệt về mặt nhận thức của cán bộ, công chức, chiến sĩ của các lực lượng. Đồng thời, tạo sự đồn kết, nhất trí cao giữa các lực lượng trong cơng tác kiểm sốt xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu. Tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là quá trình xử lý các vụ việc phức tạp, các vụ việc liên quan đến an ninh biên giới, vụ việc chống người thi hành công vụ tạo sự yên tâm cho nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức và lực lượng có liên quan cơng tác trên cùng địa bàn.
Ðể thực hiện tốt việc THPL về phịng, chống bn lậu trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan quốc tế; khẩn trương xúc tiến ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, đặc biệt là các nội dung liên quan phối hợp điều tra, truy nã và dẫn độ tội phạm. Công an nhân dân
phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các ngành Hải quan, ngoại giao để phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, ngay trong lực lượng Cơng an nhân dân cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nắm tình hình, trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để xác minh, bắt giữ tội phạm. Hoạt động bn lậu có tính chất tồn cầu, do đó để phịng, chống bn lậu thì vấn đề tăng cường sự hợp tác quốc tế là một tất yếu. Vì vậy, Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng Công ước về việc hỗ trợ, hợp tác đấu tranh phịng, chống bn lậu và thành lập các cơ quan chuyên môn, các bộ phận chức năng để thực hiện việc liên kết lượng Hải quan thế giới tham gia phịng, chống các hoạt động bn lậu quốc tế, xun quốc gia. Hải quan các nước thành viên được giúp đỡ về tài liệu, thông tin, nghiệp vụ, tư vấn, đào tạo cán bộ và có thể là cả các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phịng, chống bn lậu. Thơng qua sự hỗ trợ này mà trình độ, năng lực phịng, chống bn lậu qua biên giới của Hải quan các nước ngày càng được nâng cao, tham gia có hiệu quả vào hoạt động chung của cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, việc các cơ quan chức năng ngày càng tăng cường phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phịng, chống bn lậu và ý thức tham gia, ủng hộ của quần chúng nhân dân ngày càng được nâng cao đã làm tăng thêm sức mạnh và hiệu quả cho hoạt động phịng, chống bn lậu, giúp cho các lực lượng chuyên trách quản lý cán bộ công chức được tốt hơn.