Hình thức thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 50 - 54)

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU

2.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về phịng, chống bn lậu

Lý luận về nhà nước và pháp luật Việt Nam có bốn hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó THPL về phịng, chống bn lậu có các hình thức sau:

Tn thủ pháp luật của các lực lượng chun trách là hình thức THPL trong đó CBCS của các lực lượng này không thực hiện những hành vi pháp luật mà về phịng, chống bn lậu ngăn cấm. Các quy định ngăn cấm đối với lực lượng chun trách trong phịng, chống bn lậu chủ yếu ghi nhận tại Luật Biên giới quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Hải quan, Pháp lệnh Quản lý thị trường… bao gồm:

+ Việc ngăn cấm những hành vi mà chủ thể thực hiện chỉ có thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như tự ý thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ khơng có căn cứ, khơng đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.

+ Việc ngăn cấm những hành vi mà chủ thể thực hiện có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ; Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành). Trong hình thức này, chủ thể cần phải kiềm chế, khơng vi phạm, không thực hiện những điều mà pháp luật về phịng, chống bn lậu ngăn cấm; sự tn thủ này được tiến hành bằng hình thức của hành vi là khơng hành động. Sự tuân thủ được thực hiện một cách chủ động. Nguyên tắc thực hiện dựa trên cơ sở sự hiểu biết pháp luật về phịng, chống bn lậu.

- Thi hành pháp luật về phịng, chống bn lậu

Thi hành (chấp hành) pháp luật về phịng, chống bn lậu là hình thức thực hiện pháp luật của các chủ thể, trong đó CBCS thực hiện nghĩa vụ pháp lý về phịng, chống bn lậu bằng hành động chủ động, tích cực và kịp thời.

Các nghĩa vụ của Bộ đội Biên phòng được quy định trong pháp luật bao gồm: Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an tồn xã hội tại khu

vực biên giới; kiểm tra, kiểm soát qua lại biên giới; đấu tranh phịng, chống tội bn lậu và thực hiện công tác đối ngoại biên phòng. Sự thi hành nghĩa vụ pháp lý kịp thời của các chủ thể trong phịng, chống bn lậu có ý nghĩa rất quan trọng. Các tổ chức, cá nhân không chủ quan, lơ là trong cuộc chiến chống buôn lậu. Quản lý khu vực đường biên được xem là một trong những “điểm nóng” về bn lậu. Kết quả của việc thi hành đó trực tiếp quyết định hiệu quả cơng tác quản lý, phịng, chống bn lậu. Sự chậm chễ, lơ là, khơng tích cực trong thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong thực hiện nghĩa vụ pháp lý về phịng, chống bn lậu. Do đó, đặc trưng của thi hành pháp luật về phịng, chống bn lậu là tính chủ động, tích cực, kịp thời.

- Sử dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu

Sử dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu là hình thức thực hiện pháp luật của chủ thể; trong đó CBCS cơng tác tại các lực lượng chuyên trách thực hiện quyền do pháp luật cho phép. Hành vi được thể hiện ở hình thức là hành động và không hành động. Thực hiện pháp luật về quyền hạn của chủ thể là thực hiện quy định về trao quyền phịng, chống bn lậu đối với CBCS của các lực lượng chuyên trách. Pháp luật cũng cho phép cá nhân có thẩm quyền có thể uỷ quyền trong những trường hợp nhất định. Hành vi lạm quyền sẽ bị xử lý theo pháp luật tuỳ theo mức độ hậu quả xấu đối với xã hội. Những quyền này có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả công tác của các lực lượng chun trách phịng, chống bn lậu. Để hồn thành nhiệm vụ, các chủ thể cần phải có những quyền hạn nhất định - làm cơ sở tiến hành các hoạt động bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Do đó, ở đây quyền hạn cũng đồng thời là nhiệm vụ. Ví dụ: Trong thực hiện đấu tranh phịng, chống tội phạm về bn lậu, các chủ thể chuyên trách cần phải thực hiện quyền xử lý vi phạm hành chính và điều tra vụ án hình sự khi đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định. Ngồi ra, để hiện thực hố tự do pháp lý, các chủ thể chuyên trách có thể lựa chọn việc thực hiện những khả năng nhất định trong trường hợp được pháp luật dự liệu. Trong những tình huống nhất định, một số chủ thể có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền này. Ví dụ, việc tạm giữ phương tiện, giấy phép theo thủ tục hành chính được thực

hiện theo quy định tại điều 125 và điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014, Người khai hải quan có quyền: được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan; yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hoá đã kiểm tra; yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu

Áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu là hình thức thực hiện pháp luật trong đó CBCS trong các lực lượng chuyên trách đang thực hiện nhiệm vụ có quyền tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phịng, chống bn lậu hoặc căn cứ vào các quy định của pháp luật về phịng, chống bn lậu ban hành các quyết định. Các quyết định này có thể thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Trong hình thức áp dụng pháp luật, Cơng an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Hải quan được quyền tiến hành trong các trường hợp:

1) Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật về buôn lậu. 2) Áp dụng các biện pháp tác động nhưng không liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

Việc áp dụng pháp luật về phịng, chống bn lậu được tiến hành thơng qua một q trình hoặc hoạt động cụ thể. Quá trình áp dụng pháp luật của các lực lượng chuyên trách thường trải qua bốn giai đoạn:

1) Phân tích, đánh giá chính xác các tình tiết, điều kiện hồn cảnh của sự kiện pháp lý.

2) Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng. 3) Ban hành Quyết định áp dụng pháp luật.

4) Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.

Công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đơn kiến nghị, phản ảnh thường bao gồm 4 bước:

kiến nghị, phản ánh.

2) Phân loại tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tin, đơn kiến nghị, phản ánh để áp dụng.

3) Công tác giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tin, đơn kiến nghị, phản ánh.

4) Thống kê, lưu trữ văn bản.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh, thành phố Vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w