Về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 77 - 88)

- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,

2.3.2.4. Về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Trong những năm qua, tình hình đơn thư, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều diễn biến rất phức tạp: Số lượng đơn thư tố cáo tăng rất cao, nhiều vụ khiếu kiện phức tạp, đông người và vượt cấp diễn ra, thậm chí có lúc có địa phương đã trở thành điểm nóng như: Vĩnh Tường, Vĩnh Yên và Mê Linh (khi còn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), những người khiếu kiện đã tập trung về Tỉnh ủy, UBND tỉnh với số lượng lớn để yêu cầu giải quyết, gây mất ổn định ở địa phương.

Trước tình hình ấy, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy -UBND tỉnh, Thanh tranh nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các huyện, thị trong tỉnh thực hiện thật tốt cơng tác này, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh. Kết quả cụ thể của công tác này được thể hiện như sau:

+ Công tác tiếp dân:

Công tác này đã được Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức chu đáo để không chỉ tiếp nhận những phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của công dân mà thông qua công tác tiếp công dân, Thanh tra tỉnh cịn kết hợp, tun truyền giải thích cho cơng dân về đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp cho cơng dân hiểu chính sách pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo.

Từ năm 2005 đến nay, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức tiếp 1450 lượt người đến khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh với Thanh tra tỉnh.

+ Công tác giải quyết đơn:

Trước hết, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra huyện, Thanh tra Sở thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình trong việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của cơng dân theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền pháp luật quy định, không đùn đẩy trách nhiệm hoặc sách nhiễu công dân. Thanh tra tỉnh trực tiếp thẩm tra, xác minh các đơn khiếu nại, đơn tố cáo thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và do UBND tỉnh giao. Việc thẩm tra, xác minh và tham mưu giải quyết của Thanh tra nhà nước tỉnh thông qua các kết luận và kiến nghị việc giải quyết để UBND tỉnh ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo nhìn chung thận trọng, khách quan và đảm bảo đúng trình tự thủ tục và quy trình pháp

luật quy định, được những người có đơn cho rằng thấu tình đạt lý và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện và Giám đốc Sở những nội dung đã giải quyết xem xét lại theo quy định của pháp luật. Những kiến nghị của Thanh tra tỉnh đều được thực hiện, thể hiện vai trò của Thanh tra tỉnh trong quản lý nhà nước và uy tín của Thanh tra tỉnh được khẳng định. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc còn thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lí tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ năm 2005 đến nay, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã "thẩm tra, xác minh tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết 75 đơn đạt tỷ lệ 90%, trong đó: đơn khiếu nại đạt 80%; đơn tố cáo đạt 100%. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kiến nghị với Chủ tịch UBND huyện và Giám đốc sở những nội dung đã giải quyết xem xét lại theo quy định của pháp luật 85 việc" [25]. Kết quả giải quyết đơn đã khơi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho dân.

Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, qua thực tiễn hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã bộc lộ những hạn chế, bất cập chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra của

Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa được quan tâm và tổ chức thực hiện thường xuyên, tích cực (Trong tất cả các Báo cáo hàng năm của Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đều khơng có mục này cũng như đánh giá nhận định về công tác này như Báo cáo của Thanh tra nhà nước tỉnh Phú Thọ). Khi nói về về hoạt động thanh tra chuyên ngành trên địa bàn, Thanh tra

nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chỉ căn cứ vào các báo cáo của Thanh tra các Sở mà chưa tổ chức kiểm tra, thẩm định thực tế ở các đơn vị này. Việc làm đó cho thấy Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa thực sự quan tâm, tập trung vào việc hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở và thanh tra của các đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, do đó ở một số cơ quan, việc tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra cịn mang tính hình thức, chưa phát huy được tác dụng. Mặt khác, theo Luật Thanh tra thì Thanh tra của thủ trưởng không nằm trong hệ thống thanh tra nhà nước nhưng phải chịu sự quản lý nhà nước, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra nhà nước tỉnh nhưng Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa thể hiện được chức năng, vai trị của mình. Trong hoạt động, Thanh tra nhà nước tỉnh chủ yếu tập trung vào việc thực hiện quyền thanh tra về kinh tế, xã hội và giải quyết khiếu nại tố cáo mà chưa quan tâm đúng mức tới việc tiến hành thanh tra trách nhiệm, công vụ đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; công tác tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng thanh tra cho cán bộ, công chức thanh tra trong các tổ chức thanh tra ở cấp tỉnh và công tác tuyên truyền pháp luật (đặc biệt pháp luật về thanh tra) trong cán bộ và nhân dân ln là địi hỏi cấp thiết, nhất là trong điều kiện trình độ dân trí và am hiểu pháp luật của nhân dân cịn hạn chế, cơng tác này cũng chưa được đầu tư thỏa đáng trong tổ chức thực hiện (trong 5 năm, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc mới tổ chức được 5 lớp tập huấn; 20 lớp, hội nghị tuyền phổ biến pháp luật, nội dung tập huấn tuyên truyền chậm được đổi mới).

Thứ hai, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã tích cực tiến

hành thanh tra kinh tế, xã hội, song việc lập kế hoạch thanh tra chỉ căn cứ vào sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh là chủ yếu, còn việc chủ động đề xuất, tham mưu của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo sát thực tiễn tại tỉnh cịn hạn chế. Do đó, có những cơ quan đơn vị

thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được phát hiện và xử lý trong khi Thanh tra nhà nước tỉnh không phát hiện và tổ chức thanh tra dẫn tới vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong quá trình tổ chức thanh tra kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc thường nặng về tìm kiếm, phát hiện và xử lý các sai phạm đã xảy ra mà chưa phát huy được vai trị phịng ngừa vi phạm pháp luật, càng khơng thể hiện được vai trị là cơng cụ dự báo, công cụ thẩm định, đánh giá và góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, phát hiện những nhân tố tích cực nhân rộng các điển hình tiên tiến. Nhiều cuộc thanh tra chỉ dừng lại ở việc xem xét, phát hiện, kết luận và xử lý của chính đối tượng thanh tra mà chưa đi sâu tìm hiểu ngun nhân về cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, chưa xác định rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân có thẩm quyền đã bng lỏng quản lý để xảy ra vi phạm. Do vậy, qua thanh tra, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chưa góp phần tích cực vào việc hạn chế, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật xảy ra. Đối với một số cuộc thanh tra, Đoàn thanh tra được thành lập với số lượng, cơ cấu thành viên cồng kềnh, mang tính hình thức, chưa thể hiện rõ là một "cuộc thanh tra nhà nước", nhất là thanh tra về thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm chống lãng phí nên tác dụng và hiệu quả thanh tra đạt thấp.

Thứ ba, trình độ của khơng ít cán bộ và Thanh tra viên cịn bất cập,

q trình thực hiện tác nghiệp thanh tra cịn đơn giản, mang tính tị mị, "bới lơng, tìm vết" mà chưa thể hiện được tính sắc bén, mạnh mẽ, khoa học và mang tính thuyết phục cao; một số ít cán bộ, thanh tra viên bản lĩnh chưa cao, cịn ngại va chạm, thậm chí nể nang khi thanh tra. Lí do là bản thân cán bộ, thanh tra viên khơng tự tích cực, rèn luyện, học tập, nghiên cứu chính sách,

pháp luật, mặt khác do cơng tác hội thảo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng thanh tra chưa được tiến hành thường xuyên. Do vây, có những cuộc thanh tra đạt hiệu quả không cao, làm ảnh hưởng tới vị trí, vai trị của thanh tra cũng như uy tín của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ tư, mặc dù việc xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của

Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc là một mặt mạnh so với thanh tra một số tỉnh như Phú Thọ, Lai Châu, nhất là việc đôn đốc thu hồi kinh tế và xử lý kinh tế sau thanh tra, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn có những hạn chế cần khắc phục, đó là: Trước hết do hạn chế của Luật thanh tra, khi phát hiện các sai phạm, thẩm quyền của thanh tra tỉnh hầu như chỉ dừng lại ở mức đề xuất kiến nghị xử lý mà chưa được áp dụng những biện pháp chế tài nghiêm khắc thể hiện tính quyền lực nhà nước, có đủ sức răn đe và phịng ngừa. Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả thanh tra chưa cao. Tiếp đến là khi đã có vi phạm pháp luật của đối tượng bị thanh tra nhưng vì Thanh tra nhà nước tỉnh chưa có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm pháp luật nên việc xử lý cũng như đôn đốc thực hiện xử lý sau thanh tra hiệu quả chưa cao, cịn nhiều khó khăn.

Thứ năm, mặc dù trong 5 năm qua, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh

Vĩnh Phúc đã tích cực thực hiện Luật thanh tra, Luật khiếu nại tố cáo nhưng hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những hạn chế nhất định, số đơn tồn đọng vẫn cịn, tình trạng khiếu nại vượt cấp lên trung ương vẫn xảy ra trong đó có vụ đơng người, kéo dài, căng thẳng và phức tạp. Có những vụ việc Ủy ban nhân dân tỉnh đã giải quyết bằng quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý đối với tố cáo nhưng đến khi trung ương giải quyết lại phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý đối với đơn tố cáo còn chậm, chưa

kiên quyết, triệt để, khơng thể hiện tính quyền lực, tính nghiêm minh của pháp luật.

Những khuyết điểm, hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả công tác của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Vì vậy, mặc dù Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đạt nhiều thành tích nhưng để đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc phải thực sự nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thể hiện là "hoạt động tất yếu trong chu trình quản lý nhà nước", đáp ứng yêu cầu là "chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước".

Tóm lại, qua nghiên cứu thực tiễn tổ chức và hoạt động của Thanh tra

nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc có thể rút ra một số kết luận có tính khái qt về tình hình tổ chức và hoạt động Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Kể từ khi thực hiện Luật thanh tra đến nay, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được củng cố, kiện toàn một bước vững chắc. Về cơ bản, tổ chức của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc là hợp lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của mình sát với thực tiễn của tỉnh. Hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Do vậy đã phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển xã hội của tỉnh và nhiệm vụ, kế hoạch cơng tác của Thanh tra Chính phủ. Qua hoạt động của mình, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, đồng thời đã có những kiến nghị chấn chỉnh về cơng tác quản lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa ở địa phương và của cả nước.

Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả to lớn trong tổ chức và hoạt động là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: + Thứ nhất, có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và quan tâm tạo mọi điều

kiện thuận lợi của Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh để Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thứ hai, có sự quan tâm phối hợp của các ban, ngành đoàn thể

của tỉnh Vĩnh Phúc; sự động viên ủng hộ của đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh.

+ Thứ ba, có sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra thường xun có hiệu quả

của Thanh tra Chính phủ;

+ Thứ tư, sự cố gắng tích cực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức

của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc, trong mọi hoàn cảnh đã đoàn kết, thống nhất giúp đỡ nhau hồn thành nhiệm vụ. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ, biết tranh thủ sự phối hợp với các ngành các câp, biết dựa vào nhân dân, dựa vào sự giúp đỡ của các thế hệ cán bộ thanh tra đi trước, đồng thời tích cực rèn luyện, học tập, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Qua nghiên cứu quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính

quyền cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đồn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của tồn thể cán bộ cơng chức Thanh tra nhà nước tỉnh là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của Thanh tra tỉnh. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào có đầy đủ các nhân tố trên thì Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc mới thực sự vững mạnh,

hoạt động của Thanh tra tỉnh mới phát huy được vị trí, vai trị của mình, chất

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 77 - 88)